Giá nhổ răng là một vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm nếu có vấn đề về răng. Bên cạnh việc tìm một địa chỉ nhổ răng uy tín thì nhổ răng giá bao nhiêu sẽ được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc này. Chúng tôi đã tổng hợp giá ở các địa chỉ hàng đầu để bạn tham khảo. Cùng với đó là rất nhiều thông tin liên quan đến nhổ răng mà bạn cần khám phá.
Bảng giá nhổ răng cập nhật mới nhất
Từng loại răng bị sâu như răng cửa, răng hàm,, răng khôn,…Cùng với độ khó của ca nhổ sẽ có mức giá khác nhau với mỗi người. Phân tích cụ thể của bác sĩ, đưa ra các đánh giá thì mới có thể biết được giá.
Trong đó nếu rổ răng sâu giá tham khảo có thể từ 100.000 Đ – 500.000 Đ/răng. Còn nếu là răng sâu nhưng là răng sữa giá nhổ sẽ rẻ hơn. Trên thị trường hiện tại giá rơi vào khoảng 10.000 – 20.000 VNĐ/răng.
Với răng khôn, giá có thể từ 1 triệu đồng đến nhiều hơn tùy thuộc dịch vụ. Như đã nói giá còn phải tùy vào tình trạng mọc lệch hay mọc thẳng của răng nữa. Dưới đây là bảng giá nhổ mà các bạn có thể tham khảo.
Dịch vụ | Giá niêm yết (1 răng) |
Nhổ răng khôn mọc thẳng | 1.000.000đ |
Nhổ răng khôn mọc lệch 45 độ | 1.400.000đ |
Nhổ răng khôn mọc lệch 90 độ | 1.700.000đ |
Nhổ răng khôn mọc ngầm | 2.000.000đ |
Nhổ răng khôn sử dụng máy Piezotome | Cộng thêm 500.000 đ vào giá phía trên |
Đây là bảng giá tham khảo trên thị trường được chúng tôi tổng hợp. Có thể các địa chỉ khác sẽ có mức giá khác. Dịch vụ đi kèm cũng như trang thiết bị nhổ sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá nữa các bạn nhé.
Quy trình nhổ răng cơ bản diễn ra như thế nào?
Dưới đây là các bước nhổ răng cơ bản mà bác sĩ sẽ thực hiện đối với việc nhổ răng. Các bạn có thể tìm hiểu để nắm được quy trình nhổ răng cho an tâm khi thực hiện.
Bước 1: Thăm khám, báo chi phí nhổ răng
Bước đầu các bác sĩ sẽ khám tổng quát về răng miệng của bạn. Nếu tình trạng nặng hơn sẽ chụp X-quang để xác định vị trí, hình dạng, chiều dài răng cần nhổ. Đây là bước ban đầu để đánh giá độ khó dễ của ca tiểu phẫu. Sau đó sẽ báo cho bạn giá nhổ răng để bạn cân đối và có lựa chọn phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh
Khi bạn đã chọn được phương thức xử lý tốt nhất cho mình khi căn cứ vào giá. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu và bước đầu tiên đó là vệ sinh răng miệng. Đây là bước để ca tiểu phẫu an toàn không bị nhiễm trùng. Họ sẽ sử dụng nước vệ sinh miệng chứa flour để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Bước 3: Gây tê
Khi nhổ răng để giảm cơn đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở vị trí răng cần nhổ.
Bước 4: Tiến hành nhổ răng
Tiến hành nhổ răng bằng các biện pháp các bạn đã chọn. Trong đó công nghệ hiện đại nhất hiện nay là dùng sóng siêu âm nhẹ.
Bước 5: Khâu vết mổ
Có những ca tiểu phẫu nặng lấy toàn bộ thân và chân răng thì các bác sĩ sẽ khâu vết thương. Còn nếu là nhổ răng thông thường chỉ cần bông gạc cầm máu và kê đơn thuốc là xong.
Khi nào thì các bạn nên nhổ răng?
Tìm hiểu bảng giá nhổ răng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về tài chính. Nhưng nếu gặp các trường hợp cần thiết thì khi bị chỉ định bắt buộc. Các bạn sẽ buộc phải tiến hành nhổ răng và các trường hợp dưới đây. Chắc chắn lúc đó các bạn sẽ phải tiến hành nhổ mà không quan tâm đến tài chính.
Răng đã sâu hoàn toàn
Sâu răng là bị vi khuẩn tấn công và phá hủy các mô cứng của răng. Nhiều trường hợp sâu hoàn toàn tác dụng đến tủy gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Thì đây là một nguyên nhân để bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ toàn bộ răng và chân răng.
Xem thêm: Có nên bọc răng sứ cho răng sâu không?
Răng bị gãy và sát nướu
Có trường hợp răng bị vỡ, mẻ tỷ lệ nhỏ và chân răng còn khỏe mạnh. Tùy vào mức độ các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp khác nhau. Có thể rám hoặc bọc sứ để bảo tồn răng tốt hơn.
Thế nhưng tỷ lệ giữ được các răng gãy không cao nếu gãy gần sát nướu. Đây cũng là trường hợp gần như sẽ được chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn là người đưa ra chính xác phương pháp điều trị tốt nhất. Chúng ta chỉ là những người tìm hiểu bảng giá nhổ răng và cố gắng điều trị mà thôi.
Bài viết đã giúp các bạn tìm ra giá nhổ răng trên thị trường hiện tại. Cùng với các thông tin liên quan đến răng miệng bạn cần biết. Các bạn cần lưu ý, chăm sóc răng miệng để không phải điều trị các tình trạng trên đây nhé.