Răng bị nứt sẽ gây mất thẩm mỹ và khiến cho bạn cảm giác tự ti, mặc cảm với mọi người xung quanh. Nhưng liệu răng bị nứt có gây nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân làm cho răng bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng răng bị nứt, răng nứt dọc, nứt chân răng, hoặc bị nứt răng cửa,…Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản như:
- Nứt răng do bị va đập mạnh: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nứt dọc thân răng. Có thể bạn bị vấp ngã và làm răng va đập vào những vật cứng quá mạnh. Điều này khiến cho răng có thể bị vỡ làm đôi hoặc là bị tách thành 2 phần riêng biệt với nhau.
- Do các thói quen xấu: những thói quen thường ngày cứ tưởng chừng như không gây hại quá nhiều nhưng nó lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng như răng bị nứt, xương hàm thay đổi,…Những thói quen xấu đó có thể kể đến như nhai đá lạnh, dùng răng mở chai bia, cắn càng cua,…sẽ khiến răng bị yếu đi, nếu để càng về lâu về dài sẽ dẫn đến hiện tượng răng bị vỡ và có thể nghiêm trọng hơn là mất răng vĩnh viễn.
- Một số nguyên nhân khác: Răng nứt cũng có thể là do nghiến răng về đêm, men răng yếu, các bệnh lý về sức khỏe răng miệng,…khi đó răng bị yếu đi rất nhiều và có thể dễ dẫn đến tình trạng nứt vỡ.
Răng bị nứt có gây nguy hiểm không?
Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân về răng bị nứt thì bạn cũng nên nắm rõ khi răng nứt như vậy có gây ảnh hưởng gì đến tính mạng không? Một số vết nứt bạn thường xuyên thấy khi răng nứt như:
- Răng có vết nứt dọc ở thân: răng nứt dọc từ đường cắn cho đến phần nướu, nó sẽ dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm.
- Nứt ngang răng cửa: răng dễ bị nứt ngang thân và có thể gây ra tình trạng sứt, mẻ.
- Răng nứt chân: khi nứt ở phần chân răng sẽ rất khó thấy bằng mắt thường vì nó thường xuất hiện dưới nướu. Để nhận biết chỉ có thể là qua cảm nhận bằng các dấu hiệu ê buốt, đau nhức khi nhai,…
- Răng bị chẻ làm đôi: đây chính là kết quả của việc răng nứt mà không chịu điều trị mà kéo dài làm cho vết nứt lớn dần và bị vỡ đôi.
- Răng nứt do phải trám nhiều: đây là vết nứt có chiều dọc thân răng, nhưng không quá nguy hiểm vì trước khi trám răng đã được lấy tủy.
- Khi răng nứt mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vết nứt răng lớn dần gây các biến chứng xấu cho sức khỏe.
Cách điều trị răng bị nứt
Khi tìm đến các nha khoa uy tín, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ tư vấn về các giải pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Nếu gặp trường hợp nhẹ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài hoặc quá trình ăn nhai thì bác sĩ sẽ khuyên bạn vệ sinh răng miệng mà không nhờ sự can thiệp của nha khoa.
Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng để phát hiện kịp thời nhằm đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Những vết nứt quá lớn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp.
Trám răng
Giải pháp này được thực hiện bằng cách trám lại phần răng nứt với vật liệu composite hoặc sứ với khả năng lấp đầy và mang lại vẻ đẹp bên ngoài tự tin hơn.
Để thực hiện việc trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, tại hình chất trám và hóa cứng tia laser chuyên dụng. Kỹ thuật này tương đối đơn giản nên quá trình khôi phục sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt hơn.
Bọc sứ
Bọc sứ được xem là một giải pháp được hầu hết được áp dụng phổ biến trong nha khoa. Việc bọc sứ như vậy sẽ giúp răng bị nứt được khôi phục về trạng thái nguyên thủy ban đầu.
Quá trình thực hiện bọc răng sứ là bác sĩ sẽ mài men răng để lắp mão răng sứ vào. Răng sứ được thiết kế như răng thật tự nhiên nên rất thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cũng tốt hơn.
Nhổ răng
Nếu trường hợp răng nứt quá nặng bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến tủy răng và các dây thần kinh. Việc này khiến răng khó phục hồi và nhổ răng như vậy giúp răng không bị các tình trạng viêm nhiễm và không gây hại răng còn lại.
Để hạn chế vấn đề nhổ bỏ mất răng bạn nên trồng implant để tăng tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt hơn. Đặc biệt, tình trạng tiêu xương do mất răng cũng được hạn chế.
Cách hạn chế tình trạng bị nứt răng?
Để phòng tránh răng nứt nẻ bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Sử dụng miếng bảo vệ răng miệng nếu bạn thường xuyên có thói quan nghiến răng khi ngủ, chơi thể thao,…
- Hạn chế nhai các đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
- Thường xuyên tái khám , gặp các bác sĩ để có thể theo dõi và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là các thông tin về răng bị nứt có gây nguy hiểm không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới nhất nhé.