Theo Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến cáo rằng con trẻ nên được đến thăm khám niềng răng từ khi 7 tuổi. Và từ khóa ở đây là “can thiệp”, có nghĩa là thăm khám niềng răng ở độ tuổi này sẽ giúp phát hiện một số vấn đề mà nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến những hệ luỵ về sau. Điều trị ở lứa tuổi này nhẹ nhàng và chi phí điều trị thấp.
Phần lớn các vấn đề được điều trị sớm là do “vấn đề về tăng trưởng”. Hàm trên và hàm dưới không phát triển cùng một tỷ lệ hoặc cùng hướng, hoặc do những thói quen xấu trước đây vẫn còn tồn tại. Đây cũng chính là lý do ba mẹ nên cho con niềng răng ngay từ khi lên 7
Dưới đây là tổng quan về các vấn đề có thể được khắc phục sớm nhất (trước khi tất cả các răng trưởng thành mọc lên).
Nếu ba mẹ thấy răng con có vẻ bị chìa, môi con bị căng khi cố gắng ngậm chặt miệng thì con đang có dấu hiệu bị Hô và không tự tin với hàm răng của mình.
Nguyên nhân gây tình trạng răng Hô ở trẻ có thể do hàm trên phát triển quá mức hoặc răng hàm dưới kém phát triển, đôi khi là do cả 2 lý do này.
Các răng trên chìa xa, con càng dễ gặp các vấn đề về răng miệng. Ngoài các vấn đề về ăn uống, nguy cơ tổn thương nướu và tổn thương răng cửa cũng tăng lên. Chảy máu môi dưới cũng có thể xảy ra và thường ảnh hưởng đến trẻ em.
Đây là một trong những lý do hàng đầu mà việc niềng răng cho bé 7 tuổi cần được thực hiện sớm.
Trường hợp 2: Móm
Đôi khi trong trường hợp nhẹ, khuôn miệng bị móm khá là khó có thể nhận biết. Ba mẹ có thể để ý nếu nét mặt nhìn nghiêng của bé có dạng lõm (nếu vẽ 1 đường thẳng từ đỉnh mũi đến môi trên, đường thứ 2 từ môi trên đến cằm) thì con đang có dấu hiệu bị Móm.
Nguyên nhân gây Móm có thể do:
– Rối loạn trong quá trình mọc răng làm cho răng cửa trên ở trong răng cửa dưới, tương quan xương 2 hàm bình thường.
– Do tư thế trượt ra trước của hàm dưới, gọi là hạng III giả.
– Do xương hàm trên kém phát triển hơn xương hàm dưới.
Các bé có biểu hiện môi trên lép, cằm dài, có khi cằm lệch sang 1 bên do xương hàm dưới không cân đối , hoặc do xương hàm trên hẹp nên răng hàm dưới trượt sang 1 bên để ăn khớp với răng hàm trên.
Ngược lại với hô thì móm lại do hàm dưới phát triển đưa ra ngoài hơn hàm trên, gây ra tình trạng cắn ngược. Điều này khiến cho môi trên không được nâng đỡ nên lép hơn, tạo cảm giác mặt bé bị buồn.
Một tỉ lệ nhỏ các bé có hàm trên phát triển hoàn toàn bình thường, còn hàm dưới quá dài thì sẽ phải đợi đến khi răng bé trưởng thành hoàn toàn thì mới phẫu thuật được, thông thường là sau 18 tuổi nha.
Vậy là chỉ trong nhóm kiểu hình Móm đã có đến 3 nhóm nguyên nhân khác nhau, vậy nên việc niềng răng cho bé 7 tuổi được thực hiện càng sớm thì càng dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc điều trị
Trường hợp 3: Cắn hở
Cắn hở xảy ra khi có cản trở xuất hiện giữa 2 hàm răng trong thời gian dài và thường là hậu quả của các thói quen xấu, chẳng hạn như:
- Mút ngón tay.
- Mút môi.
- Tật đẩy lưỡi.
- Hoặc thở miệng ở những bé bị viêm VA tái đi tái lại lúc nhỏ.
Các bé thường có biểu hiện phát âm không rõ, đầy lưỡi.
Đó là một lý do có thể khiến con trẻ sau này phát triển chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Điều này sẽ gây ra tình trạng đau hàm mãn tính. Và cần được can thiệp loại bỏ những thói quen xấu này bằng những khí cụ đặc biệt kết hợp với niềng răng cho bé 7 tuổi ngay từ những giai đoạn đầu khi có dấu hiệu cắn hở.
Trường hợp 4: Cắn sâu
Bình thường, răng cửa trên phủ lên răng cửa dưới 2-3mm ở vị trí cắn chặt, hoặc 1/3 thân răng cửa dưới, Nếu tỉ lệ này trên 1/2 thân răng cửa dưới thì được gọi là cắn sâu. Nhiều trường hợp sẽ che hết 100% răng cửa dưới.
Nhìn tổng thể khuôn mặt sẽ thấy mặt bị ngắn, răng có thể khấp khểnh hoặc đều.
Khớp cắn sâu có thể gây ra:
– Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu có thể dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa, hoặc nhô hàm trên hoặc móp hàm dưới và cằm, nụ cười mất thẩm mỹ, kém tự nhiên.
– Đau và tổn thương nướu: do rìa răng hàm của hàm dưới va chạm lâu ngày với niêm mạc lợi mặt trong của răng hàm trên.
– Mòn nặng toàn bộ mặt răng cửa hàm trên, dẫn đến tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai.
– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Do răng cửa hàm dưới khó đưa ra ngoài nên rìa răng cửa hai hàm không chạm được vào nhau khiến việc cắn thức ăn khó khăn, ăn nhai không đảm bảo.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi 100% bằng cách tăng kích thước dọc, các tầng mặt hài hòa.
Càng nhiều tuổi thì việc điều trị cắn sâu càng khó và mất nhiều thời gian, tỉ lệ tái phát rất cao. Và khi con vừa bước qua tuổi thứ 6 chính là thời điểm “vàng” để thực hiện niềng răng cho bé 7 tuổi.
Trường hợp 5: Mất răng sữa sớm
Một số phụ huynh nghĩ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ ăn nhai, phát âm tốt và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ, đều đẹp và giúp xương hàm phát triển bình thường.
Mất răng nanh sữa hàm dưới có thể làm các răng cửa bị cụp về phía lưỡi.
Mất răng 5 sữa sớm làm cho răng số 6 bị di gần, răng vĩnh viễn chắc chắn bị mọc lệch và chen chúc.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau này cho con, ba mẹ có thể đưa con đến phòng khám nha khoa để được can thiệp bằng các khí cụ giữ khoảng nếu không may bị mất răng sớm.
Việc niềng răng cho bé 7 tuổi – Thời điểm các răng sữa chưa được thay hết và mới bắt đầu mọc các răng vĩnh viễn đầu tiên – giúp các răng dễ dàng di chuyển răng về đúng vị trí.