Bị đau nhức răng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi bà bầu bị nhức răng thì vấn đề này càng khó khắc phục hơn. Vậy có bầu bị nhức răng phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các giải pháp hữu ích giúp giảm đau cho bà bầu khi bị nhức răng.
Nguyên nhân bà bầu bị nhức răng
Để trả lời cho câu hỏi có bầu bị nhức răng phải làm sao, trước hết chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị đau răng, hay chính xác hơn là tại sao phụ nữ thường bị đau răng khi mang thai.
Các nhà khoa học giải thích rằng cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi trong thai kỳ là điều dễ hiểu, đặc biệt là các loại nội tiết tố như estrogen và progesterone,… Bên cạnh đó, tác động của hooc – mon làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây sưng nướu, chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc xỉa tăm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, biểu hiện thường thấy là đau răng.
Đau răng ở bà bầu cũng có thể do vệ sinh răng miệng không tốt, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau răng khi mang thai. Phụ nữ mang thai thường thích ăn chua hoặc ngọt, ăn nhiều lần trong ngày và không vệ sinh răng miệng cẩn thận nên sẽ để lại các mảng bám dư thừa trên răng. Từ đó, khiến vi khuẩn tiết ra độc tố và gây sưng tấy nướu và chảy máu chân răng và dẫn tới tình trạng nhức răng.
Đau răng kéo dài, không được điều trị khi mang thai có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non hoặc sảy thai. Nhưng thai phụ không được dùng kháng sinh hay can thiệp sâu như người bình thường nên việc lựa chọn phương pháp chữa trị còn có thể khó khăn hơn.
Có bầu bị nhức răng phải làm sao?
Nếu bị đau răng trong khi mang thai mà không biết nên làm như thế nào để hết đau răng nhanh chóng. Hãy tham khảo ngay một số bài thuốc dân gian chữa đau răng bằng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Khi biết được những phương pháp dưới đây, bà bầu sẽ không còn phải đau đầu với câu hỏi có bầu bị nhức răng phải làm sao.
Ngậm nước muối hoặc súc miệng nước muối loãng
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đau răng ở bà bầu là do nhiễm trùng nướu. Vì vậy, có thể thấy được bước làm sạch rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Muối vừa có tác dụng sát khuẩn và sử dụng vô cùng tiện lợi, không ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Bà bầu chỉ cần pha nước muối có nồng độ phù hợp rồi ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối thường xuyên, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Cơn đau răng của bà bầu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chườm lạnh
Nếu ngậm muối hoặc súc miệng bằng nước muối không làm giảm cơn đau ngay lập tức, hãy thêm một túi đá. Nước lạnh có thể giúp giảm đau hiệu quả. Nhưng mẹ bầu nên nhớ chườm đá lạnh lên miếng vải mỏng, không để đá lạnh chạm vào da vì có thể khiến mẹ bị tê cóng và đau hơn. Đây là cách giảm đau đơn giản nhất và cũng rất hiệu quả để giảm đau răng cho bà bầu nhanh chóng.
Chữa trị bằng tỏi tươi
Nếu bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu tự nhiên khác có thể làm giảm tình trạng nhức răng, có thể tìm đến tỏi. Tỏi có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên mạnh mẽ. Nó được coi là một phương thuốc dân gian hữu hiệu và phổ biến để giảm đau răng. Tuy nhiên, tỏi có mùi hăng nên cũng rất kén người ăn. Bà bầu chỉ cần giã nhuyễn vài nhánh tỏi với muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng bị đau khoảng 10 phút là cơn đau nhức răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Súc miệng bằng rượu cau
Nếu những phương pháp trên vẫn không hiệu quả đối với bạn. Hãy thử ngay một phương pháp dân gian chữa đau răng cho bà bầu mà bạn nên tham khảo. Để giảm tình trạng đau nhức răng bằng rượu cau, mẹ bầu làm theo các bước sau: Sau khi đánh răng, bạn hãy ngậm rượu cau trong khoảng 15 phút, sau đó súc miệng và nhổ đi. Không súc miệng hoặc ăn bất cứ thứ gì trong 30 phút sau khi súc miệng. Vì rượu cau rất cay nên nếu chưa quen bạn có thể ngậm từng chút một hoặc pha loãng rồi sử dụng và không được nuốt rượu này. Thực hiện ngậm rượu cau này khoảng 2-3 lần, cơn đau của bà bầu sẽ được giảm đi rất nhiều.
Vậy là chúng tôi vừa giải đáp câu hỏi có bầu bị nhức răng phải làm sao để bạn hiểu rõ hơn vấn đề này. Mong rằng những thông tin này đã giúp ích cho bạn khi chữa đau răng cho bà bầu. Chúc bạn luôn may mắn và mạnh khỏe nhé.