Niềng răng mất khá nhiều thời gian (12-36 tháng) và do thời gian đầu khá đau cùng những bất tiện về việc vệ sinh, ăn uống khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Tìm hiểu về những thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng giúp việc chỉnh nha thẩm mỹ của bạn dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Bỏ túi cẩm nang ăn uống khi niềng răng trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả niềng răng như mong đợi đúng tiến độ.
Cẩm nang ăn uống khi niềng răng
Thực phẩm không nên ăn khi niềng răng
Bánh, kẹo dạng cứng, dẻo
Sự hấp dẫn về màu sắc và mùi vị của các loại bánh kẹo khiến chúng ta khó lòng kìm lại. Song bánh, kẹo dạng cứng dễ phá hỏng niềng răng còn dạng dẻo thì sẽ dễ bị dính, gây khó khăn thì làm sạch răng.
Ai là tín đồ của socola thì nếu đang trong quá trình niềng răng cũng nên loại bỏ món ăn này ra khỏi danh sách ăn uống của mình.
Trái cây, rau củ quả sống cứng
Một số loại củ quả rất tốt cho sức khỏe như cà rốt, táo, lê nhưng nếu ăn ở dạng cứng và miếng lớn thì cũng không tốt cho răng đang đeo niềng. Nếu vẫn muốn dung nạp dinh dưỡng từ các loại thực phẩm này, bạn nên cắt miếng nhỏ, ép nước hoặc xay nhuyễn, ninh mềm để hạn chế lực tác động của răng khi nhai nuốt đồ ăn.
Các loại ngũ cốc, hạt cứng
Một số loại hạt bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất xơ như hạnh nhân, óc chó, macca hay bắp luộc trở thành món ăn vặt nhâm nhi khi chúng ta đói bụng. Nhưng nếu bạn đang niềng răng thì tốt nhất nên nấu các loại hạt này thành dạng sữa thực vật, vừa tốt cho răng, mà vừa tốt cho sức khỏe.
Nước đá, xương
Với những loại ở dạng rắn như nước đá, xương thì tốt nhất bạn nên tránh xa vì khi ăn, răng sẽ phải tạo lực rất mạnh. Việc này không hề tốt với răng niềng và sự hoạt động của bộ khí cụ.
Thức uống có gas, có màu nhân tạo, có nồng độ cồn
Với hàm răng chắc khỏe thì việc sử dụng nhiều cá loại thức uống này đã không hề tốt. Vì vậy để tránh làm hại đến men răng trong quá trình chỉnh nha thì tốt nhất bạn không nên sử dụng.
Thực phẩm nên ăn khi niềng răng
Như vậy, những thông tin theo cẩm nang ăn uống khi niềng răng đã cho bạn biết niềng răng kiêng ăn gì rồi phải không? Đó chính là kiêng các loại thực phẩm cứng và dính.
Thực sự thì trong quá trình niềng răng bạn không cần kiêng khem quá vất vả, chỉ cần điều chỉnh một chút về chế độ và thói quen ăn uống cho phù hợp để có một kết quả mỹ mãn về sau là được.
Trước tiên bạn cần lựa chọn các thực phẩm phù hợp với người niềng răng, chính là thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt và không kích ứng với răng nhạy cảm như: sữa chua, trứng, phô mai mềm, thịt động vật, hải sản mềm, rau lá, cơm không quá dẻo, trái cây như chuối, kiwi,….
Với một số loại thực phẩm, khi chế biến bạn nên cắt nhỏ và mỏng để chế biến hoặc ăn trực tiếp. Ví dụ các loại củ thì nên cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi ninh mềm. Với bắp ngô thì tách từng hạt một ra khỏi lõi chứ không nên cầm nguyên bắp ăn. Việc làm này giúp hạn chế những rủi ro như làm mắc cài bị xê dịch hoặc vỡ.
Nên thay đổi thói quen ăn uống bằng cách ăn chậm hơn và nhai bằng răng hàm để hạn chế cơn đau ở răng cửa.
Lưu ý vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn
Để tránh thức ăn dư thừa dính vào kẽ răng và mắc cài, bạn nên lưu ý vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn và sử dụng bàn chải dành riêng cho người niềng răng. Do khi đang niềng răng rất nhạy cảm nên lúc đánh răng bạn lưu ý sử dụng bàn chải mềm, bàn chải điện đúng cách để giảm đau đớn mà khoang miệng cũng được làm sạch tốt hơn.
Trong quá trình niềng răng không tránh khỏi một số cơn đau, khi đó, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc thoa sáp nha khoa lên dây cung niềng răng.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có cẩm nang ăn uống khi niềng răng cho riêng mình và biết được thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng.