Nong hàm (nới rộng) là một trong những giải pháp được thực hiện trong niềng răng cho bé 9 tuổi để tạo khoảng, bởi trong chỉnh nha bác sĩ sẽ cần khoảng trống để giải chen chúc răng, giảm hô, làm lún răng giảm cười hở lợi hay làm phẳng đường cong Spee…. Có các giải pháp khác như: mài kẽ, chỉnh xoay, dựng trục răng bị nghiêng, di xa , đẩu các răng ra phía trước, nhổ răng.
Trong chủ để ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn nong hàm là gì? Và tất tần tật về nong hàm trong niềng răng cho bé 9 tuổi nhé!
Nong hàm là kỹ thuật sử dụng một loại khí cụ đặc biệt để thực hiện nới rộng vòng hàm từ đó tăng diện tích khoang miệng, tăng khoảng cách giữa các răng để hạn chế việc phải nhổ răng trước khi thực hiện chỉnh nha (áp dụng với cả phương pháp niềng răng máng trong suốt hay niềng có mắc cài)
Khí cụ nong hàm đã có từ lâu. Nó sẽ giúp cho bác sĩ giải quyết các vấn đề theo chiều ngang.
Kỹ thuật nong hàm phù hợp nhất khi dùng ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Mặc dù người lớn vẫn có thể dùng hàm nong, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn và thời gian cũng lâu hơn.
Những trường hợp nào cần nong hàm
Trước khi chỉ định cho nong hàm. Bác sĩ sẽ phân thích phim PA và độ rộng cung răng từ đó sẽ kết luận tình trạng hẹp hay không? Và đưa ra khí cụ nong phù hợp với từng cá nhân?
Nong hàm hẹp tạo khoảng trống
Diện tích cung hàm sẽ quyết định phần lớn tới việc hàm răng mọc lên có thẳng và cân đối hay không. Trong trường hợp cung hàm nhỏ hay quá hẹp sẽ thiếu chỗ để răng mọc, từ đó răng dễ bị lệch lạc và thiếu thẩm mỹ.
Khi răng mọc chen chúc nhau sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khách hàng thường sẽ phải chỉnh nha. Muốn niềng răng thì bác sĩ buộc phải tạo khoảng trống để sắp xếp lại răng, niềng răng là một trong nhiều phương pháp giúp bác sĩ tạo khoảng trống hạn chế việc phải nhổ răng trong chỉnh nha.
Điều trị khớp cắn chéo sau
Kỹ thuật nong hàm cũng có thể sử dụng để khắc phục tình trạng khớp cắn chéo. Khi một người bị cắn chéo, phần hàm trên thường sẽ bị nghiêng hoặc lệch về 1 bên.
Do vậy dùng khí cụ nong rộng hàm trên sẽ giúp cân bằng lại khớp cắn, đảm bảo vòm hàm trên rộng hơn vòm hàm dưới và răng quay về vị trí chuẩn hơn.
Có những phương pháp nong hàm nào?
Mặc dù có khá nhiều loại khí cụ mở rộng hàm khác nhau, tuy nhiên các sản phẩm này luôn hoạt động dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất.
Nong hàm nhanh RPE (Rapid Palatal Expander)
Hàm nong nhanh là loại khí cụ có cung cấp tốc độ mở rộng hàm từ 0,5mm – 1mm mỗi ngày. Phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu vào tốc độ nới rộng diện tích xương.
Do tốc độ phát triển của xương nhanh hơn tốc độ di chuyển răng nên sẽ tạo ra kẽ hở lớn giữa 2 răng cửa. Theo thời gian thì chúng sẽ tự đóng lại, tuy nhiên sẽ dễ bị chen chúc vào nhau.
Vì thế thông thường sau khi nong hàm nhanh sẽ cần tiến hành niềng răng thẩm mỹ.
Nong hàm chậm
Với phương pháp nong hàm chậm, khí cụ sẽ được dãn nở từ từ với tốc độ 1mm mỗi tuần. Thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng tự vặn vít tại nhà, giảm thiểu thời gian khách phải quay lại phòng khám.
Kỹ thuật hàm nong chậm được tiến hành trong khoảng 10 tuần. Do vậy tốc độ phát triển của xương sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ răng di chuyển, từ đó giảm tỷ lệ răng cửa bị cách nhau quá xa và cũng ít đau hơn.
Hàm nong có Mini-Implant hỗ trợ
Phương pháp nong hàm có Implant hỗ trợ chủ yếu sử dụng cho người trưởng thành. Bởi khi này đường sụn xương đã cứng lại nên tương đối khó để ép chúng dãn ra.
Sẽ có khoảng 2 – 4 chiếc mini Implant được cắm thẳng vào giữa vòm miệng. Sau đó mini-implant sẽ kết nối với các thiết bị nong hàm để thực hiện mở rộng diện tích.
Nong hàm bằng dây cung
Bên cạnh các khí cụ nong rộng hàm chuyên dụng, một vài trường hợp có tình trạng răng chen chúc nhẹ, không đáng kể thì có thể thực hiện nong hàm với dây cung.
Một số ảnh hưởng có thể gặp khi nong hàm
Khi tiến hành nong hàm thì bên cạnh những cơn đau nhức khó chịu, bé có thể gặp phải một số ảnh hưởng và tác dụng phụ như sau:
- Cảm giác kênh cộm, vướng víu và khó chịu trong miệng.
- Các cơn đau sẽ khiến ăn uống không cảm thấy ngon. Ngoài ra thức ăn dễ bị vướng hoặc dính vào dụng cụ hàm nong.
- Vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.
- Áp lực từ hàm nong vào khoang miệng sẽ lan tới não bộ gây đau đầu.
- Giọng nói bị thay đổi, khả năng phát âm trở nên kém hơn do có sự hiện diện của hàm nong. Khí cụ sẽ khiến vị trí lưỡi thấp hơn so với bình thường, giảm tiếp xúc của lưỡi với răng.
- Bị tiết nước bọt nhiều hơn trong những ngày đầu tiên mới nong hàm.
Nhìn chung những ảnh hưởng khi dùng hàm nong không quá nguy hiểm khi thực hiện trước khi niềng răng cho bé 9 tuổi. Hầu hết những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khoảng vài ngày đầu tiên, mặc dù đôi khi sẽ xuất hiện lại khi nới rộng khí cụ.
Nong hàm mất bao lâu thì kết thúc?
Thông thường thời gian nới rộng vòm hàm đối với trẻ em khoảng từ 2 – 3 tháng, với người lớn dao động từ 6 – 12 tháng.
Ngoài ra khi kết thúc quá trình mở rộng hàm bé sẽ cần phải duy trì khí cụ trong miệng khoảng 1 – 2 tháng nữa để đảm bảo xương hàm không bị di chuyển về vị trí cũ