Với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng quan tâm đến sức khoẻ và thẩm mỹ. Và niềng răng đang là dịch vụ thẩm mỹ được nhiều người vô cùng quan tâm. Vậy niềng răng là gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Niềng răng là gì ?
Niềng răng – Chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa. Phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa nhằm tạo lực tác động để dịch chuyển răng trên cung hàm. Nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm, thưa,… về vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất. Mang lại cho bạn hàm răng đẹp, đều, phù hợp với gương mặt của bạn. Chỉnh nha nhằm các mục đích chính là đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp quá trình ăn nhai thuận lợi. Giúp giảm áp lực cho quai hàm và giúp bạn sở hữu một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai.
Cơ chế di chuyển răng
Cơ chế hoạt động của niềng răng là các mắc cài sẽ gây áp lực lên răng. Nhờ đó mà sau một thời gian nhất định răng của bạn sẽ di chuyển vào đúng vị trí. Thời gian mang niềng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng cũng như tình trạng răng của mỗi người. Thông thường, bạn sẽ mang niềng trong khoảng 2 năm.
Trong quá trình chỉnh nha bạn phải thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra. Nha sĩ sẽ xem xét, đánh giá răng của bạn cũng như lực mà mắc cài đang tác động lên răng. Nếu răng của bạn bị di chuyển và áp lực mà niềng gây ra giảm thì tức là việc chỉnh nha của bạn đang không đạt được hiệu quả. Mỗi lần thăm khám, nha sĩ sẽ thắt chặt dây để tăng lực ép cho mắc cài.
Niềng răng mất bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào vị trí răng của bạn, mức độ di lệch cần để đưa răng về vị trí mong muốn. Thông thường một liệu trình niềng răng mất từ 12 – 24 tháng với niềng răng cố định. Trong trường hợp phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chỉnh nha tháo lắp mất ít thời gian hơn nẹp cố định. Tuy nhiên cũng có trường hợp sau niềng răng cố định bác sĩ cho chỉ định điều chỉnh nha tiếp theo bằng niềng răng tháo lắp hoặc ngược lại
Các trường hợp nào nên niềng răng?
- Răng bị móm: Đây là trường hợp khớp cắn ngược do khiếm khuyết từ xương hàm hoặc răng. Khiến răng hàm trên bị thụt và bên trong răng hàm dưới. Khớp cắn ngược khiến cằm bị lưỡi cày, khuôn mặt. Gây mất thẩm mỹ, khó khăn cho việc ăn, nhai
- Răng khấp khểnh , răng hô: Rất dễ nhận biết trường hợp này. Bởi có thể nhìn thấy rõ ràng răng bị mọc lệch, trồi lên thụt vào hoặc chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ. Có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Cụ thể là hàm trên nhô ra quá nhiều so với hàm dưới. Nhiều trường hợp phải nhổ bớt răng mới có thể tiến hành niềng răng được
- Răng bị thưa: Đây là tình trạng xuất hiện khe hở giữa các răng, gây khó khăn khi ăn uống, dễ mắc răng
Cần chú ý gì khi niềng răng
Chỉnh nha chỉ đau thời gian đầu khi bạn mới đeo mắc cài và chưa quen. Để làm giảm những cơn đau khi niềng răng, bạn nên lưu ý các điều sau đây:
- Tránh thực phẩm gây hại cho răng: Có một vài loại thực phẩm mà bạn nên tránh không ăn khi chỉnh nha. Những thực phẩm như bỏng ngô, kẹo cứng, kẹo dính và kẹo cao su có thể làm hỏng niềng răng. Bạn cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường và tinh bột. Trong tuần đầu tiên sau khi niềng, bạn nên ăn thực phẩm mềm. Thời gian sau bạn cũng nên hạn chế các món ăn quá chứng vì có thể gây hại cho răng.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bên cạnh việc dùng kem đánh răng có chứa fluor thì bạn cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng. Đánh răng 2–3 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, làm sạch răng và nướu.
- Sử dụng sáp mềm bảo vệ răng: Nha sĩ sẽ cho bạn loại sáp mềm để sử dụng bất cứ khi nào dây niềng răng của bạn cọ xát vào bên trong miệng. Loại sáp này sẽ hạn chế vết loét. Nếu thun hay mắc cài của bạn bị lệch và gây đau, hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha của bạn ngay nhé.
Trên đây là những thông tin về niềng răng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới nhất nhé.