Niềng răng là nỗi ám ảnh và khiến nhiều người trở nên tự ti. Để giải quyết vấn đề này nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng hô.
Răng hô là gì?
Răng hô là một dạng bệnh lý về cắn khớp mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
- Dấu hiệu nhận biết răng hô là khi miệng ngậm lại thì vòm răng hàm trên sẽ chìa ra ngoài má so với hàm răng dưới. Khi nhìn gương mặt ở góc nghiêng sẽ thấy khuôn miệng nhô ra khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối. Trong trường hợp hô nặng khi ngậm miệng môi không thể bao trùm hết răng.
- Hô do răng: hô do răng là tình trạng sai lệch khớp căn do răng bị mọc lệch. Răng hàm trên không mọc song song theo phương thắng đứng mà mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với răng hàm dưới.
- Hô do xương: Răng mọc đều đúng vị trí nhưng xương hàm trên lại phát triển không bình thường khiến khuôn răng bị đưa ra ngoài quá nhiều dẫn đến tình trạng hô.
- Hô do cả xương và răng: Đây là trường hợp nặng nhất khi răng mọc chìa hẳn ra ngoài và xương hàm trên cũng phát triển quá mạnh.
Nguyên nhân gây ra hô
Có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra hô:
- Di truyền: Đa số những người bị hộ thường có di truyền từ ông bà cha mẹ. Những người này ngay từ khi sinh ra đã có sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm dưới và xương hàm trên. Khi lớn lên, nếu xương hàm sưới phát triển mạnh hơn sẽ xóa đi sự sai biệt này nhưng ngược lại, nếu xương hàm dưới kém phát truển sẽ dẫn đến sai lệch khớp cắn hạng II hay còn gọi là hô.
- Các nguyên nhân thứ phát: Từ khi còn nhỏ nhiều người thường có thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả… đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương hàm gây ra tình trạng hô.
Quy trình niềng răng hô
Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, hô không còn là nỗi lo quá đáng sợ bởi đã có rất nhiều phương pháp có thể khắc phục tình trạng này như phẫu thuật, niềng răng… trong đó, niềng răng hô đang là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng.
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng hô
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hô bằng cách chụp phim Xquang toàn hàm, phim chóp để có được các thông số chi tiết. Việc khám, chụp Xquang giúp xác định được nguyên nhân hô để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu hô do xương hàm thì sẽ dùng phương pháp phẫu thuật còn hô do răng có thể áp dụng phương pháp niềng răng hô.
- Bước 2: Đưa ra phương pháp điều trị
Sau khi khám và chụp Xquang xác định được nguyên nhân hô các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và phác đồ điều trị.
Dựa trên những thông số có được từ bước thăm khám và kiểm tra, bác sỹ sẽ tính toán hướng di chuyển của răng, lực đẩy tăng giảm theo từng giai đoạn cụ thể cho đến khi đạt kết quả cuối cùng. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của ca điều trị.
- Bước 3: Gắn khí cụ, tăng lực siết
Dựa vào phương pháp đã lựa chọn (niềng răng mắc cài kim loại, cài sứ, cài mặt trong, mắc cài tự buộc, khay niềng trong suốt)… các bác sĩ sẽ gắn lên răng bệnh nhân và tạo lực đẩy ban đầu vừa đủ để bệnh nhân không cảm thấy đau hay khó chịu.
- Bước 4: Khám định kỳ
Đây là bước vô cùng quan trọng. Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân sẽ phải khám định kì để bác sĩ theo dõi sự dịch chuyển của răng, tăng lực siết hoặc phát hiện kịp thời các sự cố để khắc phục, xử lý.
- Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sauk hi răng đã chạy về vị trí như mong muốn, không còn hô và đạt được độ thẩm mỹ cao nhất, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng cho bệnh nhân và thiết kế hàm duy trì phù hợp. Đeo hàm duy trì để tránh tình trạng răng chạy về vị trí cũ, tái hô.
- Bước 6: Kết thúc điều trị
Đây là bước cuối cùng của quy trình niềng răng hô. Sau khi khám xét thấy xương và răng đã ổn định, bác sĩ sẽ bỏ hàm duy trì và kết thúc quy trình niềng răng hô.
Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả bạn vẫn nên duy trì khám định kì bác sĩ ít nhất 2 năm/ lần.