Trồng răng implant là phương pháp cấy trụ chân răng vào phần xương hàm, tái tạo răng đã mất cả về hình thể và chức năng ăn nhai. Chính vì sự tác động đến phần xương hàm nên nhiều người khi muốn tiến hành dịch vụ đều lo lắng trồng răng implant có nguy hiểm không. Vậy trồng răng Implant có biến chúng nguy hiểm không? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Trồng răng implant có biến chứng nguy hiểm không ?
Trồng răng implant là giải pháp tối ưu cho tình trạng mất răng hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng làm tốt được vai trò của mình, nhất là những trường hợp thực hiện sai kĩ thuật. Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% ca trồng răng implant gặp phải những biến chứng sau khi thực hiện, cụ thể:
Nhiễm trùng sau khi trồng răng
Sau khi cắm trụ răng implant, nếu thấy xuất hiện các hiện tượng như chảy máu kéo dài, chảy mủ, đau nhức dữ dội, vùng lợi chỗ cắm răng bị sưng lên… tức là bạn đang bị nhiễm trùng nặng. Tình trạng này xảy ra do việc vệ sinh răng miệng không tốt hoặc do cơ thể người bệnh dị ứng với trụ chân răng đã cắm.
Trụ răng bị gãy
Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng không phải không có, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cắm trụ răng sai vị trí hoặc hướng cắm trụ implant không chính xác.
Trụ implant bị đào thải
Tình trạng này tức là trụ răng sau khi cắm vào xương hàm không chắc lại mà rất lỏng lẻo, bị đùn lên và dần bong bật ra khỏi xương hàm. Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân như trụ răng không tương thích với xương hàm, nền xương yếu không đủ sức lưu giữ trụ răng…
Làm sao để cấy ghép răng implant trở nên an toàn?
Dù chỉ chiếm khoảng 10 -15% nhưng những biến chứng sau khi trồng răng ở trên cũng khiến nhiều người lo sợ. Trên thực tế, việc này sẽ hoàn toàn không gây ra bất biến chứng nào nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
Cơ thể người bệnh khỏe mạnh
Yêu cầu chung của mỗi ca cấy ghép implant là khách hàng phải trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Phương pháp này cũng chống chỉ định với trường hợp phụ nữ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và sự phát triển của bé.
Tình trạng răng miệng tốt
Răng miệng trước khi tiến hành cấy ghép implant cần đảm bảo không có các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Nếu có, phải điều trị tận gốc bệnh mới có thể thực hiện được cấy ghép.
Xương hàm chắc chắn
Xương hàm cần đáp ứng các tiêu chí về chiều rộng và chiều cao, không bị dị dạng và chưa tiêu hõm. Nếu bệnh nhân đã bị tiêu hõm xương hàm (do mất răng quá lâu), bác sĩ sẽ cần thực hiện phẫu thuật cấy ghép xương, nâng xoang hàm bằng bột xương nhân tạo hoặc xương tự thân để đảm bảo điều kiện cấy ghép trụ răng.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ biết được câu trả lời về trồng răng Implant có biến chúng nguy hiểm không. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin hữu ích.