Bà Bầu Bị Sưng Nướu Răng Trong Cùng Điều Trị Ra Sao? Những Điều Cần Biết

Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng khi mang thai khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vì các bà bầu thường hay có nhiều thay đổi trong cơ thể xuất hiện ở thời điểm này. Chúng ta thường nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình mang bầu.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc và cảm thấy yên tâm hơn.

Vì sao lại bị sưng nướu răng trong cùng khi mang thai

Theo thống kê có hơn 50% chị em phụ nữ bị sưng nướu răng trong thai kỳ. Đây là triệu chứng nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng hay chạm nhẹ vào. Kể cả lúc ăn uống hàng ngày trong giai đoạn thai kỳ, các phụ nữ mang thai cũng có thể gặp tình trạng này.

Các lý do chính có thể được kể đến như sau:

đánh răng khi mang thai

Hormone trong cơ thể bị thay đổi

Giai đoạn mang thai là thời điểm thai phụ có sự thay đổi lớn về hormone. Vì hàm lượng estrogen và progesterone tăng nhanh khiến lượng máu tới nướu tăng. Từ đó gây nên tình trạng kích ứng nướu cao hơn lúc bình thường.

Biểu hiện rất rõ khi chải răng sẽ hay bị chảy máu nướu kèm theo việc đau răng nặng hơn. Đặc biệt vào các tháng gần cuối thai kỳ 7, 8 giảm dần vào tháng cuối là tháng thứ 9.

Do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân tiếp theo khi bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng là do thói quen dinh dưỡng. Ở những thai phụ thường xuyên ăn vặt  trong ngày nếu không vệ sinh răng kỹ cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng. Các triệu chứng thấy rõ khi nướu răng sưng đỏ, đau nhức, chảy máu ở phần chân răng.

Thiếu hụt canxi trong cơ thể

Thai nhi sẽ chiếm phần lớn canxi trong thai kỳ nên gây nên cho thai phụ sự thiếu hụt. Khi đó răng trở nên xốp, giòn hơn, tăng khả năng bị viêm nướu, sâu răng.

Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng có nên điều trị?

bà bầu bị viêm lợi

Viêm nướu răng trong cùng ở bà bầu thường xuất hiện ở các tháng giữa thai kỳ. Sau đó nặng hơn vào các tháng cuối và giảm đi ở trong tháng 9 của thai kỳ. Sau đó có khả năng kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh em bé.

Viêm nướu răng trong cùng nếu không được chữa trị sẽ gây ra những hậu quả khá lớn. Vì vậy bà bầu cần phải tìm cách điều trị sớm triệu chứng nguy hiểm này. Nếu không, các vi khuẩn sẽ tấn công mạnh hơn vào nướu răng và làm xuất hiện những khối u nhỏ màu đỏ rất khó chịu. Thậm chí nhiễm trùng nếu bị vỡ có thể khiến vùng viêm nhiễm lây lan sang rộng hơn.

Tình trạng sưng nướu gây ra đau nhức, ê ẩm khiến bà bầu khó chịu và tâm trạng không tốt. Tác hại thường thấy khác là chảy máu chân răng và có thể dẫn đến biến chứng sinh non. Hoặc bị sinh bé nhẹ cân và nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn ở bà bầu.

Sưng nướu răng trong cùng có thể biến chứng phá hoại mối liên kết giữa răng và nướu. Nướu bị sưng đỏ vừa tụt xuống không giữ chắc chân răng gây tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó ảnh hưởng đến chế độ ăn uống dinh dưỡng của bà bầu.

Chính vì vậy, nên điều trị viêm nướu răng ở bà bầu càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng. Đặc biệt ở giai đoạn mang thai thường khá nhạy cảm của bà bầu. Thai phụ khi bị sưng nướu sẽ có những tác động không nhỏ đến sức khỏe. Đó là lý do sẽ cần phải thực hiện điều trị ngay với tình trạng này.

Bài viết tham khảo: CÓ BẦU BỊ NHỨC RĂNG PHẢI LÀM SAO – GIẢI PHÁP HỮU HIỆU

Cách xử lý bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng

điều trị sưng nướu ở bà bầu

Để hạn chế tốt nhất các biến chứng xảy ra với mẹ bầu khi bị sưng nướu. Chúng ta cần các biện pháp điều trị sao cho phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

  • Nếu xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng đầu:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ không được phép tùy tiện dùng thuốc điều trị. Vì thế, việc xử lý sưng nướu răng khôn thường chỉ nên áp dụng các cách đơn giản.

Giai đoạn nhạy cảm này cần sự nhẹ nhàng, đơn giản như dùng nước muối sinh lý. Cách điều trị đơn giản này sẽ không mất quá nhiều thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Bởi nước muối có khả năng sát khuẩn, giảm các triệu chứng và biến chứng rất tốt. Hơn nữa nó còn có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng.

Hoặc không, bà bầu ở giai đoạn này có thể sử dụng chanh kết hợp với muối. Hàm lượng vitamin C trong chanh và các khoáng chất có tác dụng giảm đau răng. Bạn cũng nên dùng dung dịch với muối và một chút nước cốt chanh điều trị.

  • Nếu xuất hiện giai đoạn các tháng sau

Các bạn có thể dùng lá lốt với nước và một ít muối, lọc lấy nước súc miệng hàng ngày. Làm như vậy  liên tục trong nhiều ngày để điều trị sưng nướu hiệu quả.

Hoặc ở những tháng sau của thai kỳ thì khi đã có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên đây là việc làm cần hết sức cẩn trọng và hạn chế.

Lời khuyên dành cho bạn

Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng đã được tư vấn trong bài viết này cho các bạn. Tuy nhiên cũng chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay bạn đưa ra các quyết dịnh. Hy vọng, các bạn sẽ có được cách chăm sóc răng miệng của mình tốt nhất nhé.

Bài viết liên quan