Các loại dây cung niềng răng phổ biến hiện nay

Một bộ dụng cụ niềng răng mắc cài cơ bản sẽ gồm các chốt cài cố định và dây cung. Những vật liệu này là yếu tố quan trọng quyết định chi phí và hiệu quá quá trình điều trị chỉnh nha của bạn. Ngày nay, vật liệu niềng răng đã không còn hạn chế trong chỉ một hai loại, giới hạn trong bài viết này chúng ta hãy cùng điểm qua các loại dây cung trong niềng răng được sử dụng hiện nay.

Các loại dây cung niềng răng phổ biến hiện nay

 

Dây cung niềng răng làm từ thép không gỉ (Stainless Steel)

 Kể từ khi xuất hiện trong giới chỉnh nha vào năm 1930, dây cung thép không gỉ vẫn là một lựa chọn phổ biến nhất cho bộ khí cụ niềng răng. Chúng cung cấp nhiều ưu điểm như:

  • khả năng định hình cao
  • khả năng tương thích sinh học cao
  • tính ổn định cao
  • tính đàn hồi cao
  • độ bền cao
  • chi phí thấp

Dây cung niềng răng làm từ thép không gỉ (Stainless Steel)

Một ưu điểm nữa của thép không gỉ là khả năng thay đổi thành phần và tính chất vật lý trong quá trình sản xuất. Điều này có lợi vì nó cho phép tỷ lệ phần trăm của từng chất thay thể trong thép không gỉ được điều chỉnh. Ban đầu, dây thép không gỉ thường chứa 17-25% crôm và 8-25% ni-ken, còn lại là sắt. Trong khi đó các công thức gần đây chứa 18% crôm và 8% ni-ken, thường được gọi là thép không gỉ 18-8. Dụng cụ niềng răng nói chung và dây cung niềng răng nói riêng là các khí cụ được sử dụng trong khoang miệng xuyên suốt một thời gian dài, bởi vậy đặc tính chống ăn mòn vật liệu luôn được nghiên cứu và cải tiến tối ưu. Người ta đã chỉ ra rằng khi hàm lượng crôm  trong hợp kim lớn hơn 10%, crôm sẽ hình thành một lớp màng gọi là crôm oxit để giúp nó chống bị ăn mòn. Hơn nữa các tính chất vật lý của thép không gỉ cho thấy độ cứng  mạnh hơn 93-100% so với thép cacbon thông thường.

 

Dây cung niềng răng làm từ Cobalt-Chromium (CoCr)

Hợp kim Coban – Crôm được tìm ra vào năm 1960. Thành phần hợp kim tính theo phần trăm khối lượng gồm: coban (40%), crôm (20%), sắt (16%), niken(15%). Coban – Crôm và thép không gỉ có tính chất vật lý tương tự nhau vì cả hai đều có độ cứng tương đương; tuy nhiên lợi thế của CoCr là tính khả dụng trong bốn trạng thái nhiệt khác nhau, cho phép uốn cong hoặc đặt thêm vật liệu lên dây cung.

Dây cung niềng răng CoCr chứng minh hữu ích trong một số trường hợp nắn chỉnh răng nhất định.

Dây cung niềng răng làm từ hợp kim Niken – Titan (NiTi)

Dây cung niềng răng làm từ hợp kim Niken – Titan (NiTi)

Hợp kim Niken – Titan được giới thiệu vào năm 1970 thông qua Đại học Lowa, ngay sau đó nó đã được đánh giá cao trong ngành vật liệu nha khoa bởi tính chất vật lý và khả năng đàn hồi. Dây cung Niken – Titan có khả năng ghi nhớ hình dạng ban đầu, đàn hồi lại ngay sau khi biên đổi, chính bởi vậy nó có thể tạo các tác động đều liên tục lên răng. Tính chất vật lý của hợp kim này gồm 50% Niken và 50%, có tính mềm dẻo hơn thép không gỉ và Cocr.

Khoang miệng chúng ta có thể thay đổi co giãn do một số tác động nhiệt như uống nước nóng hay lạnh, bởi vậy dây cung niềng răng Niti với khả năng đàn hồi cao hứa hẹn mang đến hiệu quả niềng răng tốt hơn so với thép không gỉ và CoCr.

 

Dây cung được sử dụng trong điều trị chỉnh nha như thế nào ?

niềng răng mắc cài

Sau khi gắn vị trí mắc cài lên bề mặt răng, các dây cung sẽ được bác sĩ cài vào khung hàm thông qua các chốt cố định giữa mắc cài. Đây là quy trình vô cùng phức tạp, không phải một bác sĩ nha khoa bình thường có thể thực hiện được. Những bác sĩ niềng răng phải là những nha sĩ được đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha, có chứng chỉ chỉnh nha chuyên nghiệp, chỉ họ mới có thể căn chỉnh lực tác động của dây cung lên răng một cách chính xác. Trong một liệu trình chỉnh nha kéo dài, chúng ta có thể phải thay vài lần dây cung do chúng đã bị biến dạng hoặc lỏng lẻo trong quá trình sử dụng.

Ngày nay, chúng ta có thể mua bất cứ thứ gì dễ dàng qua mạng ngay cả đối với những sản phẩm nha khoa chuyên dụng như mắc cài hay dây cung. Nhưng bất kì ai cũng phải từ bỏ ngay ý định tự thực hiện niềng răng tại nhà hay tự chế niềng răng. Bộ khí cụ niềng răng trông có thể đơn giản nhưng cách sử dụng chúng lại không đơn giản chút nào. Ngay cả khi đã hoàn thành xong thủ thuật gắn mắc cài tại nha khoa, bạn vẫn phải đến thăm khám đúng định kì để bác sĩ kiểm tra lại lực tác động của dây cung, kiểm tra lại độ ma sát của dây cung trong khe mắc cài và theo dõi tiến trình răng dịch chuyển.

Bài viết liên quan