Hiện nay, tình trạng răng khắp khểnh, răng móm, răng hô… là một tình trạng khá phổ biến. Với suy nghĩ muốn cải thiện khuyết điểm cuả hàm răng và nâng cao tính thẩm mỹ, nhiều người đang tìm hiểu về phương pháp niềng răng hô móm. Vậy, như thế nào là niềng răng? Niềng răng có đau không? Chi phí niềng răng bao nhiêu? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp điều chỉnh và khắc phục các khuyết điểm của các răng mọc không đều trên cung hàm. Kỹ thuật niềng răng được thực hiện dựa trên lực kéo từ các khí cụ gồm: mắc cài, khay niềng, hàm tháo lắp… để đưa các răng về đúng vị trí, đưa khớp cắn về đúng chuẩn tỷ lệ.
Các trường hợp có thể áp dụng phương pháp niềng răng:
- Răng bị hô, khớp cắn sâu
- Răng bị móm, khớp cắn ngược
- Răng mọc lệch, lộn xộn, không đúng vị trí
- Răng thưa
- Răng bị khớp cắn hở, khớp cắn đối xứng
Bao nhiêu tuổi có thể niềng răng?
Phương pháp niềng răng ngày càng đa dạng và phổ biến nó phù hợp cho mọi đối tượng và độ tuổi nhưng hiệu quả đem lại sẽ khác nhau.
Theo Hiệp Hội Nha Khoa Quốc Tế và cả các bác sĩ tại Nha Khoa Đông Nam Á, thời điểm niềng răng phù hợp và hiệu quả cao nhất là độ tuổi 8- 18 tuổi bởi thời kì này hệ thống xương hàm và răng vẫn đang trong quá trình phát triển nên dễ dàng cho việc chỉnh sửa.
Những người lớn tuổi vẫn có thể niềng răng chỉ là kết quả không cao như những người trẻ tuổi và thời gian thường kéo dài hơn.
Niềng răng trong bao lâu để có được kết quả?
Thông thường, thời gian tối thiểu giữa các lần niềng răng được chia làm 4 bước như sau:
- Giai đoạn I (2-6 tháng): căn chỉnh răng hàm về đúng vị trí chuẩn;
- Giai đoạn II (3-6 tháng): điều chỉnh trục răng;
- Giai đoạn III (6-9 tháng): điều chỉnh khớp cắn, di chuyển răng về vị trí cân bằng;
- Giai đoạn IV (3-6 tháng): Duy trì răng ổn định, duy trì khớp cắn ở vị trí chuẩn và cố định.
Vì vậy, để có thể được hưởng lợi từ khí cụ nha khoa trong thời gian tối thiểu 14 tháng, bệnh nhân phải đồng thời đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:
- Tuổi (khoảng 12-15 tuổi);
- Tỷ lệ sai khớp cắn thấp, răng ít lệch lạc ;
- Tình trạng hô, móm và khoảng cách giữa các răng không nghiêm trọng;
- Không nhổ răng.
Trên đây là những thông tin về niềng răng mà bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.