GIẮT THỨC ĂN Ở KẼ RĂNG GÂY RA ẢNH HƯỞNG GÌ?

Giắt thức ăn ở kẽ răng là hiện tượng thường xuyên gặp mỗi ngày ở rất nhiều người. Giắt thức ăn không gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Không làm sạch sớm cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt với răng miệng. Vậy giắt răng ở kẽ răng phải xử lý như thế nào?

Giắt thức ăn ở kẽ răng là hiện tượng tương đối phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tình trạng này thường gặp nhất là khi ăn các loại thịt hoặc rau dai.

Hầu như bất kỳ vị trí nào trên cung hàm đều có thể bị dính giắt thức ăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

* Do răng thưa

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giắt thức ăn. Giữa các răng có kẽ hở tạo điều kiện cho vụn thức ăn giắt vào và kẹt lại ở đó.

* Do răng mọc lệch

So với những chiếc răng mọc thẳng bình thường thì răng mọc lệch, khấp khểnh lại dễ giắt thức ăn hơn hẳn. Và khi thức ăn mắc kẹt vào thì rất khó để làm sạch.

* Do sâu răng

Vi khuẩn sâu răng ăn mòn men răng, hình thành những lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc thân răng. Những lỗ hổng này là môi trường lý tưởng để mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ.

* Do nhai quá mạnh

Những thực phẩm dai như thịt gà, thịt bò, khô mực,… cần lực nhai mạnh. Điều này vô tình khiến thực phẩm bị đẩy qua các kẽ răng và kẹt ở đó.

Giắt thức ăn ở kẽ răng gây nguy hại cho răng miệng không?

* Làm mất thẩm mỹ

Ở những chiếc răng cửa, nếu thức ăn mắc kẹt sẽ làm mất thẩm mỹ, đặc biệt những thực phẩm sẫm màu. Đặc biệt, nếu thức ăn bị dính trên răng lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng sâu răng ở kẽ răng với những vết sâu đen càng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng hơn.

* Gây hôi miệng

Thức ăn ở kẽ răng sẽ bị vi khuẩn và axit trong dịch vị phân hủy, từ đó tạo thành mùi hôi cực kỳ khó chịu. Khi đó sẽ gây cản trở rất lớn trong quá trình giao tiếp, việc bạn ngại nói chuyện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc và cuộc sống hàng ngày.

* Đau nhức răng lợi

Tình trạng bị giắt thức ăn ở kẽ răng sẽ làm gai nướu, gây đau nhức âm ỉ, nướu sưng lên và rất dễ chảy chân ở chân răng. Ở những trường hợp bị sâu răng thì tình trạng đau nhức ở chân răng nghiêm trọng hơn, có thể gây viêm tủy và hư hỏng răng vĩnh viễn.

* Viêm nướu, tụt lợi

Ở vị trí kẽ răng bị giắt thức ăn sẽ dần xuất hiện tình trạng viêm lợi và nướu lợi bị tụt xuống, kẽ hở ngày càng rộng hơn. Khi đó răng nướu không chỉ bị đau nhức mà còn dễ bị lung lay và gãy rụng.

* Gây sâu răng kế cận

Nếu tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng không xử lý và làm sạch hàng ngày thì sẽ điều kiện phát triển thuận lợi cho vi khuẩn. Về sau sẽ dẫn đến sâu răng, ban đầu chỉ ăn mòn men răng nhưng tiếp đó sẽ ăn vào ngà răng, tủy răng gây hoại tử tủy.

Các cách để lấy thức ăn bị giắt ở kẽ răng

Trường hợp răng bị giắt thức ăn nguyên nhân là do thức ăn thừa không được làm sạch. Chính vì thế để khắc phục bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giúp làm sạch răng khi giắt thức ăn ở kẽ răng quá nhiều:

+ Dùng tăm lấy thức ăn bị dắt

Dùng tăm lấy thức ăn bị giắt là cách xử lý truyền thống áp dụng từ ngàn đời xưa đến nay.

Tăm xỉa răng ban đầu được làm từ tre, sau đó nó được cải tiến với nhiều vật liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.

Tăm xỉa răng thường có kích thước nhỏ, giúp người sử dụng có thể chạm đầu tăm vào kẽ răng bị giắt để kéo thức ăn ra ngoài.

+ Sử dụng chỉ nha khoa 

Thay vì dùng tăm xỉa để lấy đi thức ăn thừa mắc lại trên răng, nhất là những vị trí kẽ răng. Bạn có biết nếu dùng tăm xỉa lâu ngày có thể làm kẽ hở giữa hai răng ngày một nhiều.

Thức ăn lại cứ thế dễ dàng mắc lại trên những vị trí đó nhiều hơn. Chính vì vậy thay vì dùng tăm xỉa bác sĩ khuyên bạn sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa kẹt lại trên răng. Chỉ nha khoa có thể luồn được xuống dưới lợi và làm sạch thực phẩm bên dưới lợi mà không gây chảy máu, tổn thương.

+ Sử dụng bàn chải kẻ răng

Với đầu lông chải mềm có thể giúp làm sạch những kẻ răng bị rộng đem lại hiệu quả làm sạch kẽ răng cao hơn bàn chải thông thường.

+ Sử dụng máy tăm nước

Tăm nước sẽ làm sạch kẽ răng và dễ dàng đánh bay mảng bám, thức ăn thừa trên răng một cách hiệu quả. Tia nước với lực phun mạnh và đầu bơm rửa có thể di chuyển vào sâu bên trong các khe nhỏ giữa răng và nướu.

Tăm nước có thể làm sạch những vị trí khó tiếp cận nhất trên răng kết hợp với dung dịch kháng khuẩn có thể giải quyết thức ăn kẹt trên răng sạch sẽ.

+ Trường hợp nếu như bạn mắc phải những bệnh răng miệng, răng bị hở rộng làm thức ăn dễ bị kẹt vào. Tốt nhất là đến trung tâm nha khoa để được điều trị bằng các phương pháp nha khoa phù hợp như : trám răng sâu, bọc răng sứ …

Bài viết liên quan