NGUYÊN NHÂN GÂY RA HƠI THỞ CÓ MÙI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hơi thở có mùi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì, vì sao vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở có mùi. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Hơi thở có mùi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì, vì sao vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở có mùi. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên là về sinh học. Miệng của mọi người đều chứa vi khuẩn, cả tốt và xấu. Nước bọt đóng vai trò làm sạch vi khuẩn gây mùi trong miệng. Tuy nhiên, khi ngủ giấc dài vào ban đêm, lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch. Vì vậy, môi trường miệng biến thành vật chủ trong toàn bộ vòng đời của vi khuẩn – chúng được sinh ra, ăn, tạo ra chất thải và chết – trong miệng của chúng ta.

Thứ hai, lối sống của bạn. Thực phẩm bạn ăn, thói quen sử dụng rượu, thuốc lá hoặc ngay cả khi bạn cần phải uống thuốc – đều có thể tạo tiền đề cho vi khuẩn xấu sinh sôi trong miệng. Khi tất cả những vi khuẩn này bị giữ trong miệng suốt tám giờ ngủ say, chúng sẽ bốc cháy thành hơi thở có mùi.

Vì vậy, đừng lo lắng. Hơi thở có mùi vào buổi sáng là bình thường. Và nó khác với chứng hôi miệng bởi đây là một tình trạng hôi miệng mãn tính mà bạn không thể khắc phục bằng cách đánh răng hay sử dụng nước súc miệng.

2. Nguyên nhân nào gây ra hơi thở có mùi?

* Các loại thực phẩm có mùi

Một số loại thực phẩm gây ra hơi thở có mùi nhiều hơn những loại khác – chẳng hạn như hành, tỏi. Bạn sẽ tăng khả năng có mùi buổi sáng nếu ăn những thứ này gần giờ đi ngủ. Ngoài ra, một số loại gia vị khác hoặc bắp cải, súp lơ, củ cải cũng gây ra chứng hôi miệng. Mặc dù mùi của những thực phẩm này có thể biến mất sau khoảng 1 – 2 giờ, nhưng khi ợ hơi, mùi từ thực phẩm vẫn có thể quay trở lại. Như vậy, mùi hôi từ thức ăn không chỉ xuất phát từ miệng, mà còn ở đường tiêu hóa.

* Một số loại thuốc gây khô miệng

Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, lợi tiểu, chống loạn thần và giãn cơ có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có khô miệng. Nước bọt là chất tẩy rửa và khử mùi tự nhiên cho miệng của bạn. Nó giúp phá vỡ vi khuẩn và rửa sạch các mảnh thức ăn còn sót lại sau khi ăn. Việc sản xuất nước bọt giảm tự nhiên trong khi ngủ, nhưng những người bị khô miệng lại càng giảm lượng nước bọt nhiều hơn. Với ít nước bọt để làm sạch miệng của bạn, những vi khuẩn xấu sẽ sinh sản. Do đó, để khắc phục tình trạng này, cần làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi, sẽ tạm thời ngăn chặn mùi hôi miệng.

* Nhịn đói

Khi nhịn đói, hoặc bỏ bữa sẽ khiến hơi thở có mùi. Do khi bạn không ăn thì miệng cũng sẽ không tiết ra nhiều nước bọt. Ngoài nhiệm vụ làm sạch các hạt thức ăn, nước bọt còn giúp phá vỡ thức ăn để đưa thức ăn xuống họng dễ dàng hơn.

* Niềng răng và các thiết bị cố định khác

Thức ăn sẽ bám trên các thiết bị niềng răng và chỉnh nha như răng giả và cầu răng cố định, khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, dẫn đến hơi thở có mùi.

* Uống rượu

Khi uống rượu, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu thành một chất có mùi khó chịu. Ngoài ra, chất cồn trong rượu còn gây khô miệng, nhất là khi ngủ. Do đó, khi chọn mua dung dịch súc miệng diệt khuẩn thì cần kiểm tra xem thành phần của sản phẩm có chứa cồn không.

* Hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm lắng đọng các hạt khói trong phổi và miệng của bạn, làm khô miệng và dẫn đến việc sản xuất nước bọt ít hơn. Bên cạnh các hợp chất tạo mùi trong thuốc lá sẽ lưu lại trong miệng bạn vài giờ chỉ sau một lần hút, gây ra hơi thở có mùi. Sử dụng thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.

* Thở bằng miệng

Một thói quen gây khô miệng khác chính là thở bằng miệng. Thở bằng miệng làm nước bọt bay hơi và làm khô miệng, dẫn đến khả năng làm sạch vi khuẩn của nước bọt bị giảm. Làm thế nào để biết bạn có đang thở bằng miệng vào ban đêm hay không? Nếu bạn thức dậy với miệng hoặc lưỡi khô hoặc cổ họng bị kích thích, có thể bạn đang thở bằng miệng. Các bệnh như tắc nghẽn xoang và rối loạn giấc ngủ thường gây ra chứng thở bằng miệng.

* Vệ sinh răng miệng kém

Hầu hết chúng ta đều nhận thức được rằng đánh răng hai lần một ngày là rất quan trọng để chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không đánh răng – đặc biệt là trước khi đi ngủ – các mảnh thức ăn kẹt lại giữa răng và nướu sẽ gây ra hôi miệng do vi khuẩn sinh sôi. Kẹo cao su và nước súc miệng chỉ là giải pháp tạm thời để khử mùi hôi trong miệng của bạn.

3. Làm thế nào để thoát khỏi hơi thở có mùi?

Hơi thở có mùi chỉ ở một mức độ nhất định là bình thường, vì vậy bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của nó. Nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và loại bỏ nó ngay khi bạn thức dậy:

–  Đánh răng 2 lần/ngày và tối thiểu 2 phút/lần.

–  Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau mỗi lần ăn uống để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn đọng lại

–  Sử dụng nước súc miệng để hơi thở có mùi dễ chịu hơn

–  Nhai kẹo cao su. Tuy nhiên bạn hãy chọn loại có hương bạc hà và không có đường

–  Hạn chế uống cà phê, hút thuốc lá và sử dụng các loại đồ uống có cồn

–  Uống đủ nước để kích thích tuyến nước bọt.

–  Và đừng quên đến thăm nha sĩ thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy hơi thở có mùi ám ảnh bạn suốt cả ngày, nha sĩ có thể xác định xem liệu các vấn đề hoặc tình trạng khác như hôi miệng, viêm tuỷ răng… có đang xảy ra hay không.

Liên hệ với Nha khoa Đông Nam Á

Bạn đã thử rất nhiều cách để khắc phục vấn đề hơi thở có mùi nhưng vẫn không thành công? Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Đông Nam Á qua số hotline 0911.222.798 để được các bác sĩ chuyên gia của chúng tôi tư vấn ngay cho bạn nhé! 

Bài viết liên quan