Mất răng hàm có ảnh hưởng không?

Có nhiều bạn thấy việc mất một hoặc vài răng, nhất là răng hàm. Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên có tâm lý chủ quan không đi khám và trồng răng sớm vì lúc này chưa thấy có ảnh hưởng lớn nào đến việc ăn nhai. Nhưng càng để lâu việc mất răng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy những biến chứng đó là gì? Mời bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có một số nguyên nhân làm bạn bị mất răng như:

  • Do bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… không điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng mất răng.
  • Do tuổi cao, lúc này răng đã bị lão hóa do lớp men bị bào mòn trong suốt quá trình ăn nhai. Lão hóa răng làm răng không chắc khỏe như trước nên việc mất răng là không thể tránh khỏi.
  • Do thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng… khiến cho răng dễ mắc bệnh viêm nướu, răng lung lay và rụng dần.
  • Do mắc một số bệnh lý  toàn thân tiểu đường… làm cho răng yếu hơn so với người bình thường. Bởi vậy răng sẽ dễ rụng hơn.
  • Hoặc do không may bị  tai nạn dẫn đến mất răng ngoài ý muốn.

Mất răng ảnh hưởng tới toàn thân.

Đầu tiên phải nói đến là biến chứng về toàn thân, tức là ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể

* ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ TIÊU HÓA

Ăn nhai được xem là tuyến đầu của hệ tiêu hóa. Người bị mất răng việc ăn uống trở nên rất khó khăn hơn do các khoảng trống từ việc mất răng gây ra, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Thức ăn thô, sẽ khó tiêu hóa, dịch vị dạ dày buộc phải tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng.

Vì thế thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng sẽ kéo dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Để càng lâu, dạ dày sẽ bị quá tải khi phải làm việc liên tục nên dễ bị tổn thương, sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày.

Các cô chú trung niên hoặc người cao tuổi, người mất nhiều răng về lâu dài cơ thể bị suy nhược, luôn mệt mỏi và chán ăn do không hấp thu được hết chất dinh dưỡng từ thức ăn,sẽ làm sụt kí, lão hóa và làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẨM MỸ VÀ PHÁT ÂM

  • Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa khi phát âm sẽ thoát hơi qua chỗ răng bị mất từ đó sẽ khiến cho cô chú, anh chị khó phát âm chính xác được từng chữ, nhất là những từ có âm gió và dẫn đến dễ nói ngọng, nói đớt.
  • Mất răng vùng răng cửa gây mất thẩm mỹ khi cười.
  • Như các bạn đã biết răng ngoài chức năng ăn nhai thì răng còn có chức năng giữ ổn định xương hàm. Khi còn răng xương hàm sẽ giữ thể tích vì vậy không bị tiêu. Bạn có thể quan sát những người mất răng hàm 1 bên lâu năm, mặt họ thường bị lệch, vùng má tương ứng hóp lại đăc biệt là mất các răng số 6 và số 7. Ngoài ra sự bảo tồn xương hàm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng đỡ môi má. Một hiện tượng dễ quan sát hơn là ở các cụ lớn tuổi, Xương hàm một khi mất răng thì còn lại cực kỳ mỏng gây ra hiện tượng móm mém đặc trưng của người già. Và một khi bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm thì sẽ gây mất tự tin khi giao tiếp với mọi người.
  • Bên cạnh chức năng ăn nhai, Răng còn có nhiệm vụ cân bằng cảm giác, vận động của các nhóm cơ bám vào vùng hàm dưới và cơ mặt.. Tuy nhiên khi mất răng khiến hàm răng lệch lạc, thưa hoặc mất răng dẫn đến sai khớp cắn, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài gây ra các bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm  từ đó gây ra đau khớp thái dương hàm làm hạn chế há ngậm miệng, xa hơn là gây rồi loại hệ thống thần kinh cơ đầu mặt cổ  gây ra chứng đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy.

Mất răng ảnh hưởng tại chỗ.

Tiếp đến là biến chứng, ảnh hưởng tại chỗ mất răng và các răng lân cận.

Sau khi răng bị nhổ bỏ, thì xương ổ răng ở vị trí tương ứng sẽ bị tiêu đi theo thời gian.từ đó làm thể tích sống hàm tại vị trí đó bị thu hẹp. và song song với hiện tượng tiêu xương hàm này là các hiện tượng xảy ra như sau:

Đầu tiên phải kể đến là hiện tượng trồi răng của răng hàm đối diện, bình thường các răng hàm trên và hàm dưới khớp với nhau và tác động lực lên nhau trong quá trình ăn nhai, từ đó tạo ra sự cân bằng về kích thước dọc và mặt phẳng nhai của hàm răng. Khi một răng bị mất đi, răng đối diện sẽ không có lực đối kháng và mọc trồi xuống dưới. Gây ra cản trở sự vận động của khớp nhai, sang chấn khớp cắn cục bộ gây ảnh hưởng các răng kế cận.

Hơn nữa, các răng ở vùng này rất khó vệ sinh và dễ nhồi nhét thức ăn. Về lâu dài sẽ gây sâu hoặc bệnh lý nha chu các răng vùng này. Vận động khớp hàm cũng gặp nhiều cản trở, và tạo ra sự gài khớp kiểu răng lược, làm giảm chất lượng ăn nhai.

Khi mất răng, do lực ăn nhai không được phân bố đồng đều, hai răng bên cạnh vị trí răng mất không còn điểm tựa, các răng sẽ có xu hướng xô vẹo, xê dịch về vị trí răng mất, lâu dần, sẽ tạo khoảng trống cho các răng khác tiếp tục xô lệch và khoảng trống mất răng bị thu hẹp lại, nếu bạn muốn  trồng lại răng ở vùng này lúc đó phải cần sự hỗ trợ của các phương pháp khác như kéo răng để tạo khoảng, đánh lún răng …từ đó làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị.

Bởi chính các lý do ở trên, khi bạn bị mất răng, hãy đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thăm khám và lên kế hoạch điều trị cụ thể, phục hồi lại vùng răng đã mất, để các bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Vậy các bạn hay người thân có bị mất răng không? Nếu có, hãy liên hệ xuống bên dưới để đội ngũ của chúng tôi tư vấn cho bạn những giải pháp phù hợp nhất.  

Xem thêm:  Bảng giá cấy ghép implant

                     Mất răng trồng lại răng như thế nào


LIÊN HỆ NGAY

Bài viết liên quan