Trồng răng Implant ( cấy ghép Implant ) chuẩn Quốc Tế tại Nha khoa Đông Nam Á đang nhận được quan tâm rất lớn. Cùng tìm hiểu quy trình trồng răng Implant trong bài viết sau.
Hiện nay, với sự phát triển của y khoa đã mở ra cơ hội cho những người bị mất răng có có thể trồng răng để cải thiện được tình trạng răng miệng của mình, một trong những phương pháp đang được nhiều người lựa chọn nhất đó là phương pháp trồng răng implant bởi những ưu điểm vượt trội của nó.
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng implant ra đời như một thành tựu của nha khoa hiện đại có thể khắc phục tất cả những phương pháp phục hình mất răng trước đây.
Đây là kỹ thuật trồng răng sử dụng các trụ chân răng implant đặt vào trong xương hàm làm nhiệm vụ như một chân răng thật để nâng đỡ thân răng. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ khôi phục lại răng bị mất một cách toàn diện, bao gồm cả thân răng và chân răng. Sau khi implant tích hợp với xương trong cung hàm, một mão răng sứ có phương, chiều, kích thước và màu sắc y hệt răng thật sẽ được bọc chụp lên bên trên, thay thế thân răng đã mất, khắc phục hiệu quả cả về chức năng lẫn tính thẩm mỹ của răng.
Những trường hợp nên trồng răng implant
– Khác với răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ không thể tự mọc lại răng mới khi bị mất đi. Nếu không có giải pháp thay thế, lấp khuyết thích hợp, những hậu quả của việc mất răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống. Trồng răng implant là giải pháp nha khoa có khả năng giải quyết được tất cả những khiếm khuyết này một cách an toàn, hiệu quả.
– Trồng răng implant là giải pháp hiệu quả cho tất cả những trường hợp mất răng: mất 1 răng, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
Tuy nhiên, các trường hợp bệnh nhân mất răng được điều trị bằng cách trồng răng implant đều phải trên 18 tuổi và không trong giai đoạn mang thai. Đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch phải được chỉ định cụ thể của bác sĩ và phải điều trị dứt điểm trước khi trồng răng.
Quy trình trồng răng Implant chuẩn Quốc Tế
Quy trình trồng răng implant được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và được sự kiểm định của Bộ Y tế.
-
Bước 1: Thăm khám và chụp phim bằng máy X quang Cone Beam CT 3D
– Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình hình răng miệng, rồi kiểm tra tình trạng mất răng một cách tổng quan. Sau đó, tiến hành chụp phim bằng máy chụp X-quang Cone Beam CT 3D cùng máy chụp X quang khảo sát bề mặt Panorex của bệnh nhân.
– Từ hình ảnh không gian 3 chiều mà máy chụp được các bác sĩ sẽ phân tích kỹ cấu trúc xương hàm, tình trạng tiêu xương, xác định chính xác kích thước, chiều dài, độ sâu, rộng của xương hàm cũng như nướu răng. Từ đó, có cơ sở để tư vấn cho khách hàng phương pháp điều trị phù hợp.
-
Bước 2: Lên kế hoạch điều trị và đặt lịch cấy ghép implant
– Sau khi có những kết quả phân tích ban đầu, các bác sĩ tại nha khoa sẽ lên kế hoạch điều trị cho khách hàng. Với việc sử dụng phần mềm Simplant 3D để giả định vị trí cấy ghép implant, mô phỏng quá trình cắm trụ một cách trực quan cho khách hàng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được nên cắm trụ implant ở vị trí nào thì không ảnh hưởng đến dây thần kinh, tỉ lệ xương cần ghép là bao nhiêu, rồi cần bọc tách nướu như thế nào thì có thể hạn chế tổn thương xuống mức thấp nhất,… Như vậy, giúp đảm bảo tính chính xác và nâng cao hiệu quả phục hồi răng.
– Nếu khách hàng đồng ý với kế hoạch cấy ghép implant, bác sĩ sẽ là lên lịch hẹn trồng răng implant dựa trên thời gian, mong muốn cũng như điều kiện sức khoẻ của từng đối tượng.
-
Bước 3: Thực hiện cấy ghép trụ implant trong điều kiện vô trùng
Khi đã đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, thời gian,… bạn sẽ được thực hiện cấy ghép trụ implant trong phòng phẫu thuật vô trùng. Bước đầu tiên, bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó gây tê hoặc gây mê tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, rồi tiến hành bóc tách nướu, khoan lỗ trên xương hàm và đặt trụ răng vào. Trường hợp, khách hàng bị tiêu xương hàm, tụt xoang, teo nướu… bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ghép xương, ghép nướu, nâng xoang… trước khi cắm trụ răng.
Thông thường, để đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho răng thì sau khi cố định trụ răng lên khung hàm xong, bạn cần chờ một khoảng thời gian để trụ implant ổn định rồi mới bọc mão sứ. Lúc này, để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai bác sĩ sẽ gắn răng tạm cho khách hàng.
-
Bước 4: Lấy dấu mẫu hàm và thiết kế răng sứ
– Hoàn thành quá trình cắm trụ implant, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm bằng kỹ thuật Scan 3D tự động để có thông số chính xác về tỉ lệ và kích thước khuôn hàm, vị trí các răng, nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình làm mão răng sứ.
– Tại đây, các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ tiến hành thiết kế và chế tạo răng sứ bằng công nghệ CAD/CAM 3D tự động dựa trên những số liệu từ trước. Đảm bảo răng sứ vừa khít với trụ răng, tránh tình trạng lệch khớp cắn hay răng lỏng, hở sau khi phục hình.
-
Bước 5: Gắn mão sứ lên trụ implant và hẹn lịch tái khám
– Khi trụ răng đã tích hợp tốt với xương hàm và nướu, thì bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trụ implant và cố định một cách chắc chắn, hoàn tất quá trình phục hình răng.
– Cuối cùng bác sĩ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân để kiểm tra tình trạng răng sau khi phục hồi và hướng dẫn cách chăm sóc, giữ gìn, vệ sinh răng miệng đúng cách.