Việc trồng răng giả hay trồng răng khểnh có gây đau khi ăn uống không? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây! Cùng tham khảo và có phương pháp bảo vệ răng đúng cách.
Trồng răng giả, trồng răng khểnh là biện pháp công nghệ trồng răng hiện đại, giúp bạn nhanh chóng sở hữu một nụ cười thu hút và nổi bật hơn! Tuy nhiên các bạn thắc mắc việc trồng răng giả có gây đau khi ăn uống không? Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết ở bài viết này và bỏ túi những thông tin hữu ích, đặc biệt nếu bạn đang có ý định trồng răng giả.
Trồng răng giả là gì?
Trồng răng giả là việc thay thế chiếc răng đã mất, bị hư tổn bằng những chiếc răng giả được làm từ nhựa, hợp chất kim loại, sứ… giúp lấp đầy nhanh chóng những khoảng trống trên hàm do răng mất tạo thành, thay thế răng đã mất thực hiện chức năng cũng như số lượng răng trong hàm giúp mọi người thuận tiện trong ăn nhai cũng như tự tin hơn trong mọi hoạt động liên quan đến răng miệng.
Hiện nay với xu hướng làm đẹp của giới trẻ, dịch vụ làm răng giả không đơn giản chỉ là tạo ra một bộ răng đều mà còn thêm các loại hình trồng răng khểnh, răng thỏ, răng nanh… với mong muốn tạo nên nụ cười rạng rỡ và phù hợp hơn, thể hiện cá tính bản thân.
Những đối tượng nào nên trồng răng?
- Nếu răng miệng của bạn thuộc một trong số những trường hợp nêu dưới đây thì nên thực hiện trồng răng giả:
- Bị mất một hoặc nhiều răng
- Bệnh nhân có hàm răng thưa thớt, gây khó khăn cho hoạt động ăn nhai và không đảm bảo được tính thẩm mỹ
- Bệnh nhân có hàm răng bị sứt mẻ, gãy đỗ hoặc hàm răng bị nhiễm màu nặng
- Răng bị sâu nặng, không thể chữa trị bằng các biện pháp nha khoa
Các phương pháp trồng răng giả
Hiện nay, có 3 cách trồng răng giả hay trồng răng khểnh phổ biến: trồng răng giả bằng cầu răng, trồng răng giả bằng implant và trồng răng giả bằng hàm tháo lắp, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, được chỉ định trong những tình huống khác nhau.
Trồng răng giả bằng cầu răng sứ
Trồng răng bằng cầu răng sứ được chỉ định trong các trường hợp mất một răng hoặc mất nhiều răng lẻ tẻ, các răng còn lại xung quanh khoảng mất răng còn chắc khỏe, không có bệnh nha chu, bệnh nhân không muốn hoặc không thể cấy ghép implant.
Ưu điểm: Ăn nhai tốt, thẩm mỹ đẹp, độ bền cao.
Trồng răng giả bằng implant
Trồng răng giả bằng implant được chỉ định trong các trường hợp mất một hay nhiều răng, không mắc các bệnh toàn thân như tim mạch, bệnh về máu, bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường chưa được điều trị ổn định, xương hàm không bị tiêu quá nhiều, không có các bệnh về bất thường tạo xương, không xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 5 năm.
Ưu điểm: Khôi phục hoàn toàn sức nhai, độ bền vĩnh viễn, thẩm mỹ như răng thật.
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp chỉ định trong trường hợp mất răng ở người cao tuổi, mất nhiều răng, không đủ điều kiện hoặc không thể cấy ghép implant.
Nhược điểm: Ăn nhai kém, vướng víu khó chịu, sử dụng phức tạp, phải tháo lắp hàng ngày, có thể hỏng răng thật còn lại do hệ thống móc và nền hàm tác động lên.
Vậy việc trồng răng giả có gây đau khi ăn uống không?
Nếu sử dụng loại hình trồng răng implant hoặc cầu răng sứ thì đáp ứng được việc ăn nhai bình thường. Cả 2 phương pháp đều có thân răng làm bằng sứ chính hãng, nguyên khối nên rất chắc chắn và không làm giảm cảm giác ăn nhai của bệnh nhân. Sứ có độ chịu lực rất cao nên không lo bị vỡ hay sứt mẻ trong quá trình ăn uống, kể cả đối với những đồ ăn cứng.
Trường hợp răng giả nguyên khối hay trồng răng khểnh cũng không gây đau khi ăn uống mà chỉ là sự bất tiện và khó khăn hơn.