Niềng răng mặt trong là gì và những điều cần lưu ý

Răng hô, răng móm, răng mọc lệch… là nỗi ám ảnh của nhiều người khiến họ cảm thấy tự ti. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày nay thì đây không còn là vấn đề quá khó khăn. Một trong những phương pháp khắc phục các khuyết điểm này chính là niềng răng mặt trong.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong còn có tên gọi là niềng răng mặt lưỡi. Phương pháp niềng răng này sử dụng các khí cụ tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài thông thường: dây cung, mắc cài…

Tuy nhiên, khác với phương pháp niềng răng mắc cài thông thường, với niềng răng mặt trong các mắc cài sẽ được cấy vào bên trong của răng thay vì mặt ngoài để tăng tính thẩm mỹ cho người niềng.

Niềng răng mặt trong phù hợp cho những trường hợp:

  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng mọc lệch
  • Răng mọc không đều
  • Răng thưa hở,
  • Khớp cắn, khớp cắn ngược…

Niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong có ưu và nhược điểm gì?

Niềng răng mặt trong có những ưu điểm và nhược điểm nhất định

Ưu điểm niềng răng mặt trong

Thẩm mỹ:  Do mắc cài và dây cung được gắn vào mặt sau của răng nên không làm lộ các khí cụ niềng răng, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người đeo niềng.

Tiết kiệm thời gian: Niềng răng mặt trong giúp rút ngắn thời gian đeo niềng

Niềng răng mặt trong hạn chế việc làm tổn thương các mô mềm như môi, má, khi đeo niềng răng mắc cài.

Khắc phục tình trạng tổn thương khớp thái dương hàm.

Nhược điểm của niềng răng mặt trong

Ngoài những ưu điểm, niềng răng mặt trong cũng có những nhược điểm nhất định như:

Bất tiện khi ăn nhai: Mắc cài trong sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong khi ăn, đặc biệt là những ngày đầu do chưa quen hoặc do mắc cài chạm vào răng, lưỡi.

Có thể gây kích ứng lưỡi trong quá trình niềng răng

Bất tiện khi nói chuyện: Do bị cộm, vướng trong thời gian đầu đeo niềng nên bạn có thể sẽ cảm thấy bất tiện khi nói chuyện. Dây cung, mắc cài dễ chạm vào lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

Dễ tổn thương lưỡi: Do phần lưỡi thường xuyên tác động với mắc cài nằm ở mặt trong răng nên khi ăn uống, nói chuyện rất dễ bị tổn thương, chảy máu.

Phần lưỡi chứa nhiều dây thần kinh vị giác, cảm giác nên rất nhạy cảm nếu thường xuyên bị tổn thương sẽ để lại sẹo làm cho cảm nhận thức ăn kém, cảm giác ngon miệng cũng không còn được như trước, ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng phát âm.

Khó khăn khi vệ sinh răng miệng: Đeo niềng mắc cài thường sẽ gặp khó khăn trong vệ sinh miệng so với niềng răng không mắc cài nên cần phải lưu ý đặc biệt nếu không sẽ dẫn đến mắc các bệnh răng miệng khác.

Những lưu ý khi niềng răng mặt trong

Trước khi niềng răng mặt trong, bạn cần tìm hiểu kĩ và lưu ý những vấn đề dưới đây:

Niềng răng mặt trong không thích hợp đối với những người răng nhỏ hặc khớp cắn không phù hợp. Cần đến nha khoa để các bác sĩ khám xét, chẩn đoán chính xác nhất.

Niềng răng mặt trong không áp dụng cho những trường hợp trẻ em chưa thay hết răng sữa.

Nên đeo niềng cho cả hàm trên và hàm dưới để răng đều đẹp.

Bạn sẽ cần thích nghi, làm quen với cảm giác hơi đau buốt ở lưỡi  vàn phát âm không chuẩn khi mới đeo niềng.

Sẽ mất thời gian từ 1 tới 4 tuần để có thể thích nghi hoàn toàn với niềng răng mặt trong.

Niềng răng mặt trong

Địa chỉ niềng răng mặt trong uy tín

Vì niềng răng mặt trong thường gặp 1 số vấn đề như đau nhức, lưỡi tổn thương… nên bạn cần phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Nha khoa Đông Nam Á là một trong những phòng khám nha khoa uy tín được nhiều người đánh giá cao.

Nha khoa Đông Nam Á có đội ngũ bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm được đào tạo từ những cơ sở hàng đầu Việt Nam và thế giới về chỉnh nha.

Luôn đi đầu về trang thiết bị, công nghệ chỉnh nha nhằm đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất.

Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên nhiệt tình chu đáo, sẵn sàng tư vấn 24/24…

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu hoặc thực hiện niềng răng mặt trong, hãy liên hệ ngay Nha khoa Đông Nam Á để được tư vấn cụ thể.

Bài viết liên quan