RĂNG KHÔN CÓ CẦN NHỔ KHÔNG? KHI NÀO THÌ CẦN NHỔ?

Không phải trường hợp mọc răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ. Khi răng khôn mọc thẳng,  ít đau nhức, có thể vệ sinh bình thường thì không nhất thiết phải nhổ bỏ. Răng khôn có cần nhổ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây.

Răng khôn (còn gọi là răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng, thông thường răng khôn mọc trong giai đoạn 15-25 tuổi, một số ít người sau 30 tuổi.

Đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm có 14 răng). Răng khôn mọc rất sâu trong khung hàm, khi diễn ra các hoạt động nhai, sự chu chuyển thức ăn không vào tận răng khôn, chính vì vậy răng khôn không có khả năng làm sạch, dễ gây ra sâu răng khôn, miệng có mùi khó chịu, tự ti trong giao tiếp. 

Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng bên cạnh và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn.

2. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Việc nhổ răng khôn là cần thiết nếu có một trong những trường hợp sau:

– Hiện diện nang hay u có nguyên nhân do răng khôn.

– Việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng sưng, đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống, gây loét nướu hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng mô nha chu răng kế cận.

– Bản thân răng khôn mắc các bệnh nha chu hay sâu.

– Nhổ răng khôn để chỉnh nha hoặc làm phục hình.

3. Các trường hợp răng khôn không cần thiết nhổ

Bên cạnh các trường hợp răng khôn nhổ bỏ nêu trên thì khoảng 20% người mọc răng khôn không cần nhổ bỏ. Đó là các trường hợp răng khôn mọc thẳng và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.

– Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, máu khó đông, đái tháo đường, tiểu đường…

– Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Đối với các răng khôn được giữ lại, răng sẽ đảm nhiệm chức năng ăn nhai tương tự với một răng hàm hình thường, phát huy hiệu quả vai trò nghiền thức ăn.

4. Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Do mọc ở vị trí trong cùng, khó để vệ sinh nên răng khôn dễ bị sâu. Nếu để lâu mà không nhổ bỏ sớm thì vết sâu sẽ lan rộng sang các răng bên cạnh khiến cho chúng bị tổn thương, đau nhức nghiêm trọng và sâu hỏng (nhất là răng số 7, số 6)

Ngày nay, nhổ răng khôn bằng máu Piezotome là một bước tiến mới trong nha khoa hiện đại. Ứng dụng máy piezotome vào trong công tác điều trị không chỉ hỗ trợ cho bác sĩ thực hiện thao tác nhổ răng nhanh mà còn mang đến cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Tại Nha khoa Đông Nam Á, trực tiếp các bác sĩ chuyên môn sẽ thăm khám, tư vấn và nhổ răng khôn cho bạn với giá cả hợp lý nhất. Việc nhổ răng bằng máy hầu như không tác động vào dây thần kinh và các mạch máu xung quanh chân răng. Điều đó giúp cho:

  • Nhổ răng an toàn, không gây biến chứng;
  • Kỹ thuật nhanh gọn, dứt khoát;
  • Không sót chân răng, không viêm nhiễm sau nhổ;
  • Lành thương nhanh;
  • Không cần nghỉ làm.
Bài viết liên quan