Bọc răng sứ là phương pháp phục hình mang lại sự thẩm mỹ bên ngoài cho răng, giúp răng trắng sáng và đều đẹp. Tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề mà làm răng sứ không thể khắc phục được như lệch khớp cắn, hô, móm… Do đó, rất nhiều người thắc mắc rằng làm răng sứ có niềng được không và phụ thuộc vào những yếu tố nào, cùng tìm câu trả lời sau đây cùng chúng tôi nhé!
Tìm hiểu chung về 2 phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay
Làm răng sứ
Làm răng sứ là phương pháp phục hình cho răng khá phổ biến, được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả đem lại. Để tiến hành, bác sĩ sẽ mài răng thật của bạn nhỏ lại để làm trụ đỡ rồi gắn mão răng sứ lên phía trên. Mão sứ có hình dạng và màu sắc tương tự như răng thật của con người nên tính thẩm mỹ rất cao, khó để có thể phát hiện ra. Phương pháp bọc răng sứ chỉ phù hợp với các tình trạng răng miệng có khiếm khuyết như bị nhiễm màu, mọc lệch lạc ở mức độ nhẹ, bị sâu răng hay viêm tủy răng…
Niềng răng
Niềng răng là kĩ thuật chỉnh nha rất phổ biến hiện nay, nhờ vào sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên dụng để điều chỉnh chân răng về vị trí mong muốn. Niềng răng mang lại cho bệnh nhân hiệu quả lâu dài, khắc phục hiệu quả được nhiều vấn đề như hô, móm và sai lệch khớp cắn,..
Niềng răng sẽ kéo dài trong thời gian khoảng 1-2 năm để hoàn thành trong khi nếu lựa chọn làm răng sứ thì bạn chỉ cần khoảng 3 ngày.
Làm răng sứ có niềng được không?
Trường hợp có thể niềng được
Nếu như bạn chỉ bọc răng sứ cho 1 hoặc một vài chiếc răng thì vẫn có thể tiến hành niềng răng được. Khi đó, các mắc cài hoặc máng niềng răng sẽ được gắn lên trên chiếc răng sứ. Lực kéo sẽ tác động đồng thời lên cả chiếc răng sứ và răng thật bên trong làm chân răng dịch chuyển theo ý muốn. Tuy nhiên, vì kỹ thuật này mang tính chất phức tạp, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn phòng khám nha khoa để thực hiện.
Trường hợp không niềng được sau khi làm răng sứ
Khi đã trồng răng sứ toàn bộ hàm thì việc niềng răng sẽ trở nên không cần thiết. Bởi vì khi bọc sứ cả hàm thì các vị trí sắp xếp của từng chiếc răng đều đã được bác sĩ tính toán và thực hiện để đảm bảo được tính thẩm mỹ cao nhất.
Những yếu tố cụ thể quyết định làm răng sứ có niềng được không
Để xác định được răng sứ có niềng được không bác sĩ còn phải dựa vào các yếu tố cụ thể dưới đây:
Mô răng còn lại
Khi bọc răng sứ thì răng thật của bạn đã bị mài nhỏ đi. Do vậy cần tính toán nếu răng còn lại sau khi mài đủ nhiều để chịu được lực siết của mắc cài niềng răng thì mới có thể tiến hành niềng răng.
Chất lượng răng sứ
Một yếu tố rất quan trọng nữa đó chính là chất lượng của răng sứ. Nếu chất lượng răng sứ không được đảm bảo, không được làm một cách cẩn thận, kỹ càng thì rất dễ có nguy cơ bị bật ra bởi tác động của lực kéo khi niềng.
Giới hạn di chuyển của răng
Đối với trường hợp bệnh nhân bị móm hoặc hô nặng, phải kéo chân răng dịch chuyển một khoảng cách dài. Lúc này bác sĩ cũng cần cân nhắc xem răng có đủ chắc khỏe để chịu lực mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.
Răng có bị cứng khớp không?
Khi răng bị cứng khớp khi niềng răng sẽ phức tạp hơn trường hợp thông thường. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ cần kiểm tra bằng cách gõ vào răng và nghe âm thanh phát ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần quan sát cả viền nướu, mặt phẳng nhai và mặt phẳng cắn; có thể chụp X-quang trong một số trường hợp cần thiết.
Lý do vì sao đã bọc răng sứ rồi lại cần phải niềng răng?
Lý do có những bệnh nhân đã bọc răng sứ mà vẫn cần niềng răng có 2 tình huống xảy ra. Thứ nhất là bạn bọc răng sứ do tình trạng bệnh lý như sâu răng, nứt vỡ răng hay trồng răng giả thì bạn vẫn hoàn toàn niềng được bình thường. Bởi vì chiếc răng sứ lúc này phần lớn sẽ nằm ở vùng răng phía sau, không ảnh hưởng nhiều đến việc niềng răng.
Trường hợp thứ 2 là lý do phổ biến hơn, do bạn đã làm thẩm mỹ răng bằng cách bọc sứ nhưng không hài lòng cũng như chưa giải quyết triệt để những vấn đề gặp phải. Ví dụ như tình trạng răng hô, răng móm… sẽ không thể khắc phục khi chỉ làm răng sứ. Do đó muốn tiến hành niềng để khắc phục tối ưu nhất.
Trên đây là một số chia sẻ giải đáp về răng sứ có niềng được không mà bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Hy vọng nhờ bài viết này bạn đã có được câu trả lời hữu ích cho bản thân!