GÒ MÁ CAO, GÒ MÁ THẤP: SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Có gò má cao hay gò má thấp không nhất thiết chỉ ra điều gì về bạn. Lịch sử dân tộc và nền tảng di truyền của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cách cấu trúc khuôn mặt của bạn.

Các nhà nghiên cứu phương Tây đã có nhiều minh chứng cho thấy rằng người gò má cao thường có nhiều sức hấp dẫn hơn.

Tại các nước phương Đông như Việt Nam, thì gò má thấp lại được nhiều người ưa chuộng hơn. Thậm chí gò má cao còn bị đồn đoán liên quan đến một số vấn đề tâm linh mang chất lượng định kiến lạc hậu. Vì vậy phụ nữ phương Tây tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để có gò má cao, ngược lại dịch vị hạ xương gò má lại rất phát triển tại nước ta.

Xương gò má là một xương chính cấu trúc nên tầng giữa mặt, tạo nên hình dáng khuôn mặt. Xương gò má dày, khỏe, gồm có ba mặt, bốn bờ và ba góc, tiếp khớp với bốn xương là xương trán, xương thái dương, cánh lớn xương bướm và xương hàm trên bằng bốn khớp là khớp trán gò má, khớp bướm gò má và khớp thái dương gò má.

Xương gò má vừa là chỗ bám của một số cơ mặt (cơ nâng môi trên, cơ cắn) vừa góp phần tạo nên sàn và thành ngoài ổ mắt, nên mọi thay đổi về hình thể, vị trí của xương gò má đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của mắt. Ngoài ra, xương gò má còn có liên quan chặt chẽ với các dây thần kinh như dây thần kinh mặt, dây thần kinh hàm,…

Thế nào là gò má cao, gò má thấp?

+ Gò má thấp:

Những người được xem là có gò má thấp khi cấu trúc mặt có xương gò má hõm xuống, thấp hơn chiều ngang trán. Biểu hiện này rõ nét nhất là khi nói hoặc cười.

+ Gò má cao:

Khuôn mặt có gò má cao sẽ có đỉnh tại chính vị trí gò má. Khi cười, vùng cơ này còn nổi cao hơn nữa và tác động trực tiếp đến thẩm mỹ. Đặc biệt là những ai gò má cao mũi tẹt hoặc đi kèm với đặc điểm mắt trũng sâu, cằm bị lẹm thì càng khiến cho các đường nét trở nên mất cân đối.

Nguyên nhân dẫn tới việc xương gò má cao hay thấp phần lớn do yếu  tố di truyền, bẩm sinh tạo nên. Số ít là do chấn thương, tai nạn tác động tới cấu trúc xương hàm mặt, gây lệch gò má lên cao hoặc lõm xuống.

Xét trên tổng thể, gò má thấp hay cao đều ít nhiều ảnh hưởng tới thần thái tiêu chuẩn trên gương mặt. Bởi thực tế, gò má thấp sẽ khiến khuôn mặt trông lõm xuống, thiếu cân đối và làm mất đi tính thẩm mỹ.

Cách xác định bạn có gò má cao hay gò má thấp

Bạn có thể tìm ra vị trí xương gò má của mình khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc gương và khu vực có ánh sáng tốt.

+ Nhìn khuôn mặt của bạn đã được tẩy trang sạch trong gương, đặt ngón tay cái lên miếng sụn “nub” trên lỗ tai. Sau đó, đặt ngón tay trỏ của bạn vào lỗ mũi.

+ Từ từ kéo ngón tay cái và ngón trỏ của bạn lại với nhau trên khuôn mặt của bạn cho đếnkhi tạo thành 1 đường thẳng. Đó chính là giới hạn xương gò má.

+ Sau đó ấn nhẹ xuống, bạn sẽ cảm thấy xương gò má của mình!

+ Hãy nhìn lại mình trong gương. Nếu xương gò má của bạn nằm ở phần dưới của mũi, bạn có gò má thấp. Nếu nó nằm ngay dưới mắt, gần với nơi bắt đầu sống mũi, thì bạn có gò má cao.

Làm thế nào để thay đổi xương gò má của bạn?

Nếu không thích gò má cao hay gò má thấp, bạn có thể sử dụng các thủ thuật trang điểm để làm cho gò má của bạn trông cao/ thấp hơn và nổi bật hơn. Ngoài ra còn có một số phương pháp điều trị khác như:

1. Trang điểm

Nếu muốn xương gò má cao/ thấp hơn nhưng không muốn trải qua các thủ thuật thẩm mỹ, bạn có thể trang điểm để khuôn mặt trông hẹp, lõm hơn hoặc đầy đặn hơn. Sử dụng phấn tạo khối hoặc sản phẩm highlight để nâng hay hạ gò má cho phù hợp với khuôn mặt. Các phương pháp đánh tạo khối có rất nhiều hướng dẫn trên Youtube tùy thuộc vào hình dạng khuôn mặt của bạn và các sản phẩm bạn có.

2. Cấy ghép gò má

Cấy ghép gò má, còn được gọi là “nâng má”, dành cho những người muốn thay đổi vĩnh viễn hình dạng khuôn mặt của họ. Bác sĩ thẩm mỹ sẽ rạch một đường nhỏ ở hai bên miệng của bạn và đưa vào xương gò má một miếng đệm làm bằng silicone đặc. Phẫu thuật này yêu cầu gây mê toàn thân và quá trình hồi phục có thể không được thoải mái. Khuôn mặt sưng húp, một vài ngày đau đớn và khó chịu cho đến một tuần sau đó. Cấy ghép xương gò má mang lại kết quả lâu dài. Tuy nhiên, như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, có rất nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn.

3. Tiêm làm đầy da

Một lựa chọn khác cho những người muốn có gò má cao và nổi bật hơn là loại vật liệu tiêm được gọi là “chất làm đầy da”. Chất làm đầy thường được làm từ các hợp chất như axit hyaluronic (HA) hoặc collagen. Theo thời gian, cơ thể bạn có thể hấp thụ. Chất làm đầy có thể được tiêm vào mô bên dưới da của bạn và tạo ra hiệu ứng tạm thời là xương gò má cao hơn. Kết quả có thể kéo dài đến ba tháng.

Gò má cao hay gò má thấp khiến bạn kém hấp dẫn hơn?

Vẻ đẹp của mỗi người là thứ mang tính cá nhân và mang tính chủ quan để đánh giá con người. Không có gò má nào là “đẹp” hay “xấu” cả. Có rất nhiều kiểu khuôn mặt khác nhau, mỗi kiểu đều có nét đẹp quyến rũ riêng.

Nếu gò má của bạn là một nguyên nhân khiến bạn lo lắng và thiếu tự tin, hãy đăng ký một khoá học trang điểm để khắc phục đi nhược điểm khuôn mặt của bạn. Hoặc nếu bạn muốn điều đó là lâu dài thì có thể cân nhắc đến phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ có uy tín để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

lựa chọn của bạn là gì thì cũng hãy nhớ rằng, không có sự tự tin nào mang lại từ vẻ bề ngoài có thể “cạnh tranh” lại được với sự tự tin toát lên từ chính phong thái và con người bạn, bất kể ngoại hình của bạn có ra sao.